Còn lại là tất cả những điểm khác biệt:

IFPA đòi hỏi một bộ hồ sơ nhất quán và được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhiều so với IDEAS

• Ứng viên du học Ireland phải có kinh nghiệm liên quan tới ngành học: Ứng viên phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến chương trình thạc sỹ mà ứng viên dự định theo học. Điều này có nghĩa là ứng viên phải hiểu rõ mục tiêu sự nghiệp và hoạch định sự nghiệp của mình từ rất sớm để có những lựa chọn phù hợp ngay từ khi ra trường. Mình đánh giá đây là một yêu cầu hợp lý, giúp loại bỏ ngay từ đầu những ứng viên không thực sự nghiêm túc với việc trau dồi kiến thức nhằm phục vụ những mục tiêu sự nghiệp rõ ràng.

• Ứng viên phải có điểm GPA cao: Ứng viên phải có điểm GPA tốt nghiệp tối thiểu 3.0/4.0, tức bằng tốt nghiệp ở mức First Class hoặc Second Class Honour, Grade 1 (2:1). Như vậy, ứng viên cũng phải thực sự có sự chuẩn bị và định hướng sớm để dành thời gian thực sự học tập nghiêm túc. Tuy nhiên mình cho rằng yêu cầu này gây bất lợi cho chính IFPA: IFPA rất quan tâm tới các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó nhiều mục tiêu liên quan tới các ngành khoa học môi trường, khoa học sự sống, nông nghiệp, lương thực và thực phẩm.

Trong khi đó, việc đạt được điểm GPA như vậy ở các ngành này là rất khó, và khó hơn nhiều so với việc đạt được mức GPA tương đương ở các ngành kinh tế, kinh doanh, khoa học xã hội. Nếu IFPA có thể quan tâm nhiều hơn tới thực tế đào tạo ở các trường đại học ở Việt Nam và điều chỉnh yêu cầu này theo nhóm ngành, IFPA có thể tìm được nhiều ứng viên tốt hơn nhiều ở đúng những ngành còn đang rất thiếu ứng viên như An ninh Lương thực hay Nông nghiệp.

Du học Ireland

• Ứng viên phải thể hiện quá nhiều với số từ quá ít (250 từ): sự phù hợp của mục tiêu các nhân với các mục tiêu phát triển bền vững và mục tiêu của IFPA, chương trình học sẽ giúp ứng viên như thế nào trong việc đạt được các mục tiêu ấy, tiềm năng lãnh đạo, cách ứng viên thúc đẩy mối quan hệ giữa Ireland và Việt Nam. Tất cả trong 250 từ. Cách làm này và mục tiêu này rất giống học bổng chính phủ Thụy Điển SISGP.

>>HƯỚNG DẪN APPLY HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ IRELAND – IRELAND FELLOWSHIP PROGRAMME – ASIA : CLICK HERE

Và kinh nghiệm của mình khi đọc các hồ sơ được SISGP, gặp các bạn được SISGP đó là: với số từ ít như vậy, việc viết câu trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn tuân theo nguyên tắc “có gì nói đó”, và không có (cũng không cần có) một kỹ thuật cao siêu hay cao cấp nào để giúp các bạn viết câu trả lời cho tốt.

Một số người chọn cách viết kiểu nói quá, hay viết một nửa sự thật, nhưng cách này vừa không ổn về mặt đạo đức, vừa dễ sa vào những thứ sáo rỗng: kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và điểm GPA của ứng viên là những bằng chứng rất rõ cho sự nhất quán giữa hành động và mục tiêu mà ứng viên hoạch định cho mình. Câu trả lời này chỉ đơn giản là việc diễn giải sự nhất quán ấy.

• Ứng viên phải thực sự chăm chút cho bộ hồ sơ hơn, và chịu giới hạn về thời gian: Ứng viên chỉ được phép ứng tuyển học bổng này tối đa 2 lần, và bằng tốt nghiệp phải được cấp trong thời gian không quá 12 năm trở lại đây (tức phải được cấp trong khoảng thời gian từ năm 2009 cho đến nay). Nguyên văn yêu cầu của IFPA là: Must not have applied to the Ireland Fellows Programme on more than one previous occasion – chưa ứng tuyển chương trình IFP nhiều hơn 1 lần trước đây. Có người diễn giải câu này thành: chỉ được ứng tuyển IFP đúng 1 lần.

Theo mình hiểu, câu trên có nghĩa là nếu trước đây ứng viên mới ứng tuyển IFP có 1 lần thì ứng viên vẫn đủ điều kiện để nộp hồ sơ vào năm nay. Nói cách khác, ứng viên có tối đa 2 cơ hội chứ không chỉ có 1. Việc bằng tốt nghiệp phải được cấp trong khoảng từ năm 2009 cho tới nay đồng nghĩa với việc ứng viên nào đã tốt nghiệp đại học cách đây quá lâu sẽ không đủ điều kiện ứng tuyển. Giả sử ứng viên tốt nghiệp đại học năm 22 tuổi, thì tuổi tối đa được phép ứng tuyển của ứng viên đó là tuổi 33.

Tổng hợp tất cả các mảnh ghép trên với nhau, chúng ta đoán ra chân dung ứng viên du học Ireland mà IFPA tìm kiếm: một người có sự nhất quán rõ ràng giữa hành động và mục tiêu – một sự nhất quán được duy trì trong dài hạn cùng với việc hoạch định tỉ mỉ và có tầm nhìn xa từ sớm (ngay khi mới vào trường đại học), trẻ trung và thực sự có khao khát cống hiến cho các mục tiêu phát triển bền vững từ sớm, xuất sắc cả trong hành nghề lẫn học tập.

Một ứng viên như vậy thực ra chẳng cần mất nhiều thời gian cho việc viết câu trả lời 250 từ, bởi vì mọi thứ đã được định hình ngày một rõ trong suốt quá trình học tập và hành nghề rồi (nếu ứng viên đó phù hợp với “chân dung” mà mình vừa vẽ ra). Khó khăn lớn nhất trong việc chuẩn bị hồ sơ cho IFPA thực chất nằm ở việc chuẩn bị chính con người ứng viên, chứ không nằm ở việc viết.

Nhìn chung IFPA sẽ là một chương trình “khó” cho các bạn dự định du học Ireland. Nếu IFPA thực sự bám sát lấy những chuẩn mực cao mà không chạy theo số lượng, thì số ứng viên thực sự đạt yêu cầu sẽ thấp. Tuy nhiên, đó là “nếu”. Năm nào SISGP (một chương trình tương tự) cũng lấy được đủ 10 ứng viên từ Việt Nam, và không phải ứng viên nào cũng xuất chúng: các ban xét duyệt vẫn luôn tìm kiếm một điểm cân bằng vàng (gold mean) nào đó giữa chất lượng và số lượng, chứ không bao giờ nghiêng hẳn về một bên.

Lời khuyên của mình cho tất cả các ứng viên, không chỉ ứng viên của IFPA mà còn cả các học bổng khác, vẫn giống như những gì mình đã khuyên khi viết bài về Chevening gần đây: hãy chuẩn bị thật sớm và thật nhất quán. Các học bổng hiện nay ngày càng có xu hướng profiling, và đừng để bị loại một cách đáng tiếc chỉ vì cái profile, trong khi chính các học bổng cuối cùng cũng không tuyển đủ số lượng mong muốn, cũng vì cái profile.

Tất nhiên, về dài hạn, các ban xét duyệt cần có cách lọc hồ sơ hợp lý hơn để không bỏ sót những ứng viên rất có tiềm năng đồng thời loại ngay được những ứng viên viết hồ sơ hời hợt trong có 1-2 ngày, tránh tình trạng đến vòng phỏng vấn muốn lấy 36-38 người mà cuối cùng ra được có 20. Nhưng trong lúc chờ họ làm việc đó, những ứng viên tiềm năng luôn có thể chủ động chăm chút cho hồ sơ năng lực và kinh nghiệm của mình.

Nhất quán và tập trung vào mục tiêu thì chẳng đi đâu mà thiệt được.

Chân thành cảm ơn phân tích sâu sắc của bạn Hoàng Đức Long về mảng du học Ireland này.

ajax loader

Hoài Trần
CEO nguonhocbong.com

  • Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ. Chị là Hoài Trần, với thành tích Mentor 1:1 gần 1000 bạn Mentee săn học bổng du học thành công từ 2015. Chị & Team Mentor hi vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm nhiều Mentee đạt được giấc mơ săn học bổng và FREE SHIP ra thế giới.
  • Đừng ngại contact chị qua Zalo và theo dõi nguonhocbong.com để thêm cơ hội săn học bổng thành công nhé!

Pin It on Pinterest