Chắc thời gian qua, nếu các bạn theo dõi trên Internet sẽ biết thông tin về 1 cách xin việc lạ lùng của Nina Mufleh vào 1 start-up thành công là Airbnb. Airbnb là một service đặt phòng cho khách du lịch theo kiểu homestay hoặc chủ nhà có phòng trống cho thuê.
Nina Mufleh trình bày CV, Thư xin việc của mình bằng 1 website chứ không phải bằng profile LinkedIn hay file PDF như truyền thống.
Trên website, Nina Mufleh trình bày những thế mạnh của Airbnb, những gì Airbnb đang làm được và những điểm yếu cấn khắc phục để Airbnb có thể vươn tên tuổi, thương hiệu tầm thế giới. Và quan trọng hơn cả là Nina Mufleh thể hiện sự mong muốn tột đỉnh của mình để trở thành 1 nhân viên của Airbnb. Cô ấy đã ghi rõ có thể đảm nhận vị trí nào trong phòng ban nào của Airbnb và với kinh nghiệm của cô ấy thì có thể làm gì cho Airbnb. Và thậm chí nếu Airbnb không biết nhận Nina Mufleh vào vị trí nào thì cô ấy xin được làm Barista (chuyên viên pha cafe) cho Airbnb. Tất cả những điều trên, Nina Mufleh chỉ muốn nói với CEO của Airbnb 1 điều rằng: Tôi chỉ muốn cống hiến cho Airbnb mà thôi.
Link: http://nextshark.com/nina-mufleh-airbnb-resume-brian-chesky/
Tuy nhiên, nếu không thể làm được “điều lạ lùng” này thì hãy đọc bài viết bên dưới để ít nhất các bạn du học sinh có thể tránh né được những lỗi cơ bản khi viết Thư xin việc các bạn nhé.
Xin chia sẻ 1 bài viết từ kinh nghiệm của 1 bạn tại Pháp có nhiều cơ hội làm việc và quan sát liên quan đến thư xin việc:
Doanh nghiệp nào khi tuyển nhân sự cũng yêu cầu CV và Lettre de motivation. Vậy người tuyển dụng có mở file đính kèm và đọc từng dòng LdeM của bạn không? Đa phần là không. Nhiều khả năng họ thậm chí không mở file tên “Lettre de motivation” của bạn. Mình cũng đôi khi (nhiều khi, e hèm) hành động tương tự (xin lỗi ứng viên của mình 🙂 ). Đọc đến đây chắc nhiều bạn sẽ ấm ức tự hỏi : Các bạn đòi thư xin việc đi kèm, xong rồi các bạn lại không đọc là sao?
Không phải là mình không muốn đọc, mà là thông thường đọc thư xin việc mình cũng không có thêm được thông tin gì mới. Tại sao mình nên dành thêm 30s nữa để đọc lại thông tin mình vừa đọc trên CV? Nhất là khi người tuyển dụng có dăm bẩy vị trí mới cần tuyển cùng lúc với hàng trăm hồ sơ nhận được mà bạn ấy lại không chỉ có mỗi việc tuyển dụng để làm, thì 30s này trở nên vô cũng lãng phí.
Vậy làm thế nào để thư xin việc của bạn được đọc và làm thế nào để người tuyển dụng đọc xong phải nhấc điện thoại lên gọi cho bạn?
1. Hãy khác biệt!
Mình lấy một ví dụ nhỏ : Mình từng nhận được một hồ sơ ứng tuyển vị trí trợ lý marketing cho một marque de luxe của công ty. Thay vì file “Lettre de motivation”, bạn đó gửi kèm file “Pourquoi j’ai choisi le luxe? – Prénom Nom”.
Mình có mở file không? Tất nhiên rồi. Trong bài luận nhỏ, bạn giải thích vì sao bạn say mê marketing cho các sản phẩm luxe và vì sao bạn mong muốn theo đuổi sự nghiệp của bạn với một kinh nghiệm giá trị với marque bạn đang ứng tuyển.
Mình có đọc lá thư biến thể này của bạn kỹ lưỡng không? Từng dòng ý chứ. Và sau khi đọc xong, mình nhấc điện thoại mời bạn đến phỏng vấn.
Không ai bắt buộc thư xin việc phải tuân theo nguyên tắc nào cả. Thay vì coi đó là bắt buộc phiền phức của nhà tuyển dụng, các bạn nên coi đó là phương tiện để bạn ứng tuyển.
2. Hãy ngắn gọn và mạch lạc!
Nếu các bạn vẫn mong muốn gửi LdeM kèm theo thì hãy để vào “le corps du mail” : chừng 15 dòng, 4 khổ văn, thoáng rộng. Khả năng thư của bạn được đọc sẽ cao hơn.
- Khổ thứ 1: Nói ngắn gọn bạn ứng tuyển vị trí nào và đọc được thông tin tuyển dụng ở đâu.
- Khổ thứ 2: Điểm mạnh/ điểm phù hợp vị trí tuyển dụng của bạn.
- Khổ thứ 3: Bạn có thể bắt đầu từ khi nào và sẵn sàng chờ đến khi nào. Nếu bạn tìm alternance thì nêu rõ rythme.
- Khổ thứ 4: Formule de politesse.
Cuối cùng, đừng quên để tên và thông tin liên lạc ở cuối thư. Đừng e ngại nếu muốn dùng gạch đầu dòng để liệt kê các điểm mạnh. Mình rất thích bài luận nhỏ thay thư ứng tuyển một em ứng viên từ UEVF gửi cho mình. Em ấy viết với cá tính riêng và không ngại dùng gạch đầu dòng khi có nhiều luận chứng cùng loại, rất mạch lạc và dễ đọc. Đừng gửi ngay sau khi viết mà không nhờ một số bạn bè, người thân đọc soát lỗi. Đừng tin là nhờ một thầy người Pháp đọc qua rồi thì yên tâm. Không phải thầy không giỏi tiếng Pháp đâu mà có khi thầy cũng chỉ đọc thư của bạn theo cách nhà tuyển dụng đọc thôi. Nghĩa là, 30s. Mình đã gặp qua trường hợp này. Tội thì tội thầy, mà vạ thì bạn tự chịu. 🙂
Cũng tương đối dài dòng rồi. Mình lại xin hết. Nếu mọi người thấy có ích, lần tới mình sẽ viết về những điều nên và không nên mình quan sát và lượm lặt được khi mình phỏng vấn ứng viên.
Chúc các bạn mau nhận được điện thoại mời phỏng vấn của các doanh nghiệp nhé!
Đọc thêm: https://nguonhocbong.com/kinh-nghiem-viet-cv-xin-thuc-tap/
—————————————————————————————————————————————
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn Jenny Thuy Pham– UEVF
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.