Trước hết, note này không nói về du học Đức một cách chung chung mà chỉ dành cho những ai đang có ý định đi học cao học tại Đức và muốn biết về APS.
APS có thể được gọi là giấy thông hành cho việc học tập sau Đại học tại Đức. Không có chứng nhận này thì dù kết quả học tập có xuất sắc đến đâu hoặc điều kiện tài chính tốt đến đâu, thì cũng không thể đặt chân đến nước Đức. Còn sau khi có APS rồi, đi được hay không, hay lại chuyển hướng không đi nữa ở lại VN hoặc sang nước khác thì lại là 1 vấn đề khác, chưa ai dự tính trước được.
1. Du học Đức với APS là sao? (nguồn: http://www.daadvn.org)]
APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra liệu Sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học Đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Sau khi thẩm tra, nếu Sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một trường đại học của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
Thông tin chi tiết: http://www.hanoi.diplo.de/contentblob/3553478/Daten/2429477/APS_Standardverfahren_weiterfhrende_Studium.pdf
Tóm tắt mấy ý quan trọng nhất:
– Nên chuẩn bị APS trước khi đi 1 năm.
– 1 năm APS dành cho SV đã tốt nghiệp ĐH chỉ có 2 đợt nộp hồ sơ: cuối tháng 2 và cuối tháng 8. Thi vào đầu tháng 5 và đầu tháng 11 (ở HN), respectively.
– Phí: $150 (vì đắt quá nên cố gắng thi 1 lần ăn ngay =)) nộp tại ngân hàng VCB)
– Thắc mắc bất cứ điều gì về APS, nên gửi mail vào :aps_hanoi@yahoo.com. Thư viết gửi chị Giang (nên gửi vào giờ hành chính, thông thường chị Giang sẽ trả lời ngay và rất nhiệt tình)
– Sau khi thi xong khoảng 3-4 ngày, thì chủ động gọi điện cho anh Sang (0917795858) để hỏi xem có kết quả chưa và bao giờ thì lấy được :))
– Mọi thắc mắc về du học Đức thì lên tầng 3, trung tâm Việt Đức, ĐH BK, hỏi anh Việt. Mỗi tháng sẽ có 1 seminar về các chủ đề liên quan đến học tập tại Đức.
REMIND: APS LÀ ĐIỀU ĐẦU TIÊN PHẢI LÀM NẾU NHƯ MUỐN ĐI HỌC TẠI ĐỨC!!!
2. Nên ôn APS như thế nào?
a. Thời lượng, địa điểm ôn thi
– Địa điểm: tại nhà, tự học :)) rất nhiều bạn tìm lớp, tìm cô, tìm thầy để học nhưng điều này thật sự không cần thiết và quá lãng phí. Vì sao?
+ Thứ nhất, mỗi người học 1 kiểu, bảng điểm mỗi người 1 khác. Phía Đức sẽ dựa vào bảng điểm của mình để hỏi chứ không phải hỏi random chung chung.
+ Thứ hai, rõ ràng 1 người học Kinh tế đối ngoại như mình và 1 người học Kỹ thuật không thể cùng ôn với nhau được rồi =)) quá khập khiễng
+ Thứ ba, giáo viên không thể biết hết kiến thức của tất cả các môn trong bảng điểm của mỗi người.
+ Thứ tư, APS thi kiến thức rất cơ bản, đa số hỏi định nghĩa, công thức như kiểu cung cầu thôi, nên đi học là quá không cần thiết 😀
– Thời lượng: 2-4 tuần là đủ, không cần nhiều. Mình ôn trong khoảng 3 tuần sau khi biết lịch thi.
b. Nên ôn những môn gì?
Thật ra thi rất hên xui vì hỏi random trong bảng điểm mà.
Nhưng có 1 số lưu ý thế này:
– Phải ôn các môn chính của chuyên ngành đầu tiên, ví dụ như mình KTĐN, thì ôn: Giao dịch TMQT, chính sách TMQT, kinh tế quốc tế I-II, vận tải, bảo hiểm, đầu tư.
– Các môn cơ sở ngành như KT vi mô hay KT vĩ mô, KT lượng, lịch sử các học thuyết kinh tế cũng phải học vì cái này quá cơ bản.
– Các môn tự chọn, không liên quan đến chuyên ngành lắm, như mình theo kiểu là các môn về tài chính hay quản trị thì vẫn phải xem qua để biết 1 ít, vì nhỡ đâu số nhọ như mình =))
– Các môn kiểu Mác, triết, tư tưởng, đường lối cũng cần biết nó là cái gì vì mình đi thi bị hỏi mấy môn này học cái gì =)) may chém được “It provided me with the knowledge of the political economy and the ideology of the Communist Party of Vietnam” =)) được thầy bảo “so interesting” =))))))
c. Ngôn ngữ dùng khi thi?
Chỉ có 2 lựa chọn: tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Theo như anh Việt (DAAD) và chị Giang (APS) nói thì nên chọn ngôn ngữ nào bạn tự tin mình giỏi hơn. Việc thi bằng tiếng Anh, không ảnh hưởng đến đánh giá hoặc xếp loại so với thi bằng tiếng Đức.
Thi tiếng Anh tốt còn hơn nhiều so với cố thi bằng tiếng Đức mà mình không thực sự giỏi.
Mình vì học 4 năm ĐH bằng tiếng Anh rồi nên đương nhiên chọn thi tiếng Anh, và không mất nhiều công về từ chuyên ngành vì mình thật sự chỉ biết mấy từ đấy trong tiếng Anh chứ trong tiếng Việt thì chắc chịu =))
1 cái nữa là với các bạn học ĐH bằng tiếng Việt, thì nên dành nhiều thời gian tìm hiểu từ chuyên ngành của mình trong tiếng mình chọn thi. Không biết thì không thể thi được!!! Và chắc phải dùng body language để cho giáo viên hiểu :))
d. Du học Đức và quy trình thi APS (đợt 2 của năm):
– 31.8: deadline nộp hồ sơ, nộp tại ĐSQ Đức ở Trần Phú, cổng nhìn ra vườn hoa.
– Khoảng 14.10: nhận được email báo lịch thi từ chị Giang.
– Sau 14.10 – ngày thi: ôn tập bao nhiêu tùy mỗi người chăm hay lười =))
– Tuần đầu tiên tháng 11: bắt đầu thi tại HN, trong khoảng 2 tuần
Mình thi ngày 9.11.2015:
– Hẹn thi 8h20 nhưng mà gần 9h mới vào thi.
– Lúc đầu đến sẽ có 1 bác điểm danh, check CMT
– Đến lượt thi sẽ có 1 người ra gọi, người này sẽ chịu trách nhiệm pv mình luôn. 1 phòng PV có 2 người, người kia sẽ ngồi ghi chép.
– Đầu tiên là 20’ thi viết. Đề của mình là tính NPV và payback period =)) lúc đọc đề có hơi uất vì không phải chuyên ngành của mình và vì học bao nhiêu về trade mà cuối cùng không dính =)) nhưng mình cũng nói luôn là “excuse me, this is not my major”. Thầy bảo không lo, không làm được cũng không sao =)) may mình làm được câu 2, câu 1 viết ngược :v
– Thi viết xong là 20’ phỏng vấn. Thầy hỏi rất nhiều: giới thiệu, kế hoạch học gì tại Đức, hỏi mấy môn trong bảng điểm => tất cả đều nên chém gió. Chém được càng nhiều càng tốt =)) nhưng phải chém có logic và không có sơ hở, bị hỏi ngược lại thì ngỏm :))
Thầy có hỏi môn core subject là môn nào, mình chỉ môn Giao dịch, và sau đó chém gió về Incoterms, thầy bảo ok. Thầy hỏi có thích KTL không? Mình bảo luôn môn này mình học không giỏi, khó quá nên mình không thích và mình nghĩ những người khác cũng như vậy =)) Nói chung thầy và cô rất thân thiện. (Họ đều là người Đức nhé :D)
– Sau 3 ngày thi, mình gọi anh Sang hỏi có kết quả chưa. Anh bảo có rồi hẹn qua Goethe lấy, mở phong bì ngay lập tức nhìn được GUTE KENNTNISSE thì thở phào nhẹ nhõm :))
e. Các xếp loại APS:
Có 2 cấp: Erfolgreich (đạt) và Nicht Erfolg (không đạt)
Trong Erfolgreich chia làm 5 cấp:
– Sehr gute Kenntnisse (Very Good Knowledge)
– Gute Kenntnisse (Good knowledge)
– Befriedigen Kenntnisse (Satisfactory Knowledge)
– Geringe Kenntnisse (Limited Knowledge)
– Sehr Geringe Kenntnisse (Very Limited Knowledge)
Nói chung nếu muốn chọn trường ổn thì nên đạt mức Befriedigen hoặc Gute trở lên. Mình thi xong chỉ mong được Gute, may mà được =))
KẾT: Sau khi thi về thì mình than thở với cả nhà, với ny, với bạn bè. Hơi bị annoying 1 tý nhưng mình cũng nghĩ là sẽ không bị fail :)) Hôm qua đã nhận được kết quả Gute rồi, tinh thần rất high, mặc dù chưa biết tương lai sẽ ra sao :v tạm thời cũng không mất $150 của mẹ 1 cách vô ích.
Tóm lại, APS không khó mà chỉ mất thời gian, mất công, mất sức học lại cả cái bảng điểm 4 năm đại học thôi nên trước khi thi mình hơi bị stress 1 chút!
Chân thành cảm ơn bạn Linh.P Vu đã tâm huyết viết lại kinh nghiệm cho cộng đồng apply học bổng du học Châu Âu.
Tìm Hiểu Thêm Về Những Kinh Nghiệm Du Học Đức
- CÁC BẠN MUỐN NHỜ MENTOR HỖ TRỢ BÀI LUẬN SĂN CƠ HỘI HỌC BỔNG DU HỌC NÀY, VUI LÒNG FILL FORM NÀY (CLICK HERE) HOẶC CONTACT TRỰC TIẾP CHỊ HOÀI QUA INBOX & EMAIL NHÉ!
- Xem thêm 1 mẫu bài viết motivation letter (ở đây) các bạn nhé
- Hướng dẫn viết bài luận săn học bổng du học ! (xem ở đây)