23/6/2016 là 1 ngày trọng đại của xứ sở xương mù – thời điểm mà người Anh vote rồi EU (chiến dịch Brexit thành công) và Thủ tướng Anh đương nhiệm David Cameron từ chức. Chứng khoán VN bốc hơi 26000 tỉ, cả thế giới thiệt hại 2100 tỉ đô . Mặc dù cho đến hôm nay hơn 3 triệu chữ kí của dân Anh đòi re-vote nhưng có lẽ cũng chưa nói được thêm gì về việc re-vote ở Vương quốc của Nữ Hoàng.
Nhưng đó là câu chuyện kinh tế vĩ mô, biết là để biết. Còn các bạn – những du học sinh tương lai thì có lợi gì nếu đi học ở Anh tại thời điểm này?
1.Bảng Anh giảm kỉ lục còn 29.370VNĐ/Bảng (30 năm nay, đồng Bảng chưa bao giờ dưới 30k cả). Mức chuyển đổi tỉ giá rất có lợi cho việc du học trong khi Euro đối được 24.300 VNĐ.
2.Các suất học bổng các trường tại Anh vẫn nhiều như chưa có sự thay đổi lớn nào. Phải từ 1-2 năm sau hoặc lâu hơn 1 chút khi UK chính thức rời khỏi EU, lúc đó mới có sự thay đối thật sự. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không tranh thủ hoàn thành 3 năm BA hoặc 1 năm Master hay exchange tại xứ của bà Đầm già?
3.Học phí tại Anh hiện nay vẫn chưa thay đổi đối với sinh viên quốc tế.
4.Học bổng nói chung và sinh viên du học phụ thuộc cơ bản vào các sự hợp tác và bối cảnh giáo dục chung. Do đó, nên tranh thủ cục diện Pre-Brexit các bạn nhé. Tuy nhiên nếu các bạn vẫn chưa kịp học ở UK thì cũng đừng quá lo lắng vì Anh Quốc cũng giống như những nước Eu khác nơi có dân trí cao vẫn sẽ luôn ưu tiên phát triển giáo dục để du học Anh luôn là điểm đến để nâng tầm tri thức bậc nhất.
5.Cơ chế giáo dục, luật lao động, luật nhập cư, v..v..mọi thứ đều có thể thay đổi và đáng chú ý là những giảng viên nổi tiếng, uy tín từ các nước còn lại của lục đại già chắc sẽ có nhiều trở ngại khi giảng dạy tại Anh. Điều này đã được dự báo khi Brexit xảy ra. Nhưng, Luật chắc sẽ có Lệ. Người giỏi vẫn sẽ đến Anh như người ta vẫn hay nói “Mặt trời chưa bao giờ lặn ở nước Anh”.
Khi Brexit chính thức có hiệu lực, Đảng bảo thủ lên nắm quyền, cái khó nhất mà SV quốc tế phải vượt qua là “VISA” kể cả là các sinh viên đến từ các nước EU khác.
Source: Sony Hoai Tran