Bạn nghĩ rằng bạn cố sống cố chết vào bằng được trường “ranking cao”, học, lấy bằng, về nước (hoặc xin việc ở lại), người ta nhìn CV của bạn, thấy tên trường “ranking cao”, người ta vì thế sẽ tuyển bạn, hoặc mời bạn nhảy ngay lên tầm quản lý? Hay bạn nghĩ vì học trường “ranking cao”, bạn sẽ có thể trở thành entrepreneur trẻ tài năng của startup tầm cỡ như “Facebook/Uber phiên bản Việt”?
Nếu bạn suy nghĩ như vậy, mời bạn về với những năm 2007 khi du học còn là một khái niệm chưa rõ ràng và “du học sinh trường top” vẫn còn là một chức danh sáng giá trong làng phê bình truyền miệng. Đây là năm 2017 và mọi thứ đã khác rồi.
Những gì đã xảy ra trong 10 năm vừa qua cho người Việt Nam một khả năng khá hiếm người có trước đây: khả năng lọc và phê bình thông tin. Sẽ không có ai bị thuyết phục khi bạn nói bạn đi du học trường ranking cao nữa cả, vì nó chung chung quá, không giải quyết được vấn đề gì cho người ta cả. Nhận bạn vào làm là để bạn giải quyết vấn đề cho công ty, chứ có phải để đóng khung lồng kính tấm bằng của bạn treo ở cửa công ty cho đẹp đâu? Vậy thì chọn trường như thế nào, có cần xét ranking không? Có. Nhưng một cách thông minh. Để mình chỉ cho bạn cách.
BƯỚC 1
http://www.linkedin.com. Hãy hình dung bạn đã đi học về và đang tìm việc. Sử dụng công cụ tìm kiếm và tìm ra vài mẩu tìm việc bạn muốn làm nhất. Sau đó đọc thật kỹ yêu cầu tuyển dụng và kỹ năng cần có. Ví dụ:
Lấy công việc trên làm ví dụ cho công việc bạn muốn làm sau khi ra trường. Bây giờ bạn phải nhìn sang phần Job Functions bên tay phải, đó là ngành bạn cần học. Nhìn xuống và đọc kỹ phần kỹ năng yêu cầu, đó chính là những thứ bạn cần có được trong khi đi học. Giờ nhìn xem có cái nào ghi là bạn phải học trường ranking cao không. Nói thật với các bạn, trong hầu hết mọi trường hợp là không.
Nhưng nói qua cũng phải nói lại. Cũng sẽ có những công việc đòi hỏi bạn phải tốt nghiệp “from an established institution” (ghi là ghi vậy chứ institution cỡ nào được coi là “established” thì cũng không nói rõ). Giờ là lúc bạn sang bước 2, xem ranking.
BƯỚC 2
http://www.theguardian.com/education thẳng tiến và chọn University League Table mới nhất. Tại đây người ta sẽ cho bạn danh sách đầy đủ các trường trong bảng xếp hạng:
Bảng đánh giá chung chung này thực ra cũng hơi…vô dụng một chút. Nó giống như so sánh hai người với nhau vậy đó, trong khi mỗi người đều có điểm mạnh điểm yếu riêng. Muốn so sánh phải có tiêu chí so sánh cụ thể, ví dụ anh này khoẻ hơn, nhưng anh kia nhanh hơn, đại khái vậy. Bạn có thấy Pick a subject area không, đây là lựa chọn để bạn tìm ra bảng xếp hạng cụ thể cho từng ngành. Hãy bấm chọn ngành của bạn để xem xếp hạng cụ thể. Đối với mỗi ngành khác nhau, xếp hạng cũng hoàn toàn khác nhau đấy:
Xem được bảng xếp hạng dựa trên ngành cụ thể của bạn rồi nhé, giờ bóc tách tới lớp tiếp theo. Mình thích giải quyết mọi việc như vậy, bóc tách từng lớp cụ thể đi thẳng vào tâm vấn đề chứ không đi mông lung, lòng vòng. Lớp tiếp theo, bạn phải nghĩ xem thế nào là “trường tốt”. Ai ai cũng nói về chuyện học hành sử dụng cụm từ “trường tốt”, nhưng theo bạn thế nào là “tốt”? Đây là lúc bạn quyết định dựa trên tiêu chí quan trọng nhất với mình ở phía bên phải bảng xếp hạng: Độ hài lòng của sinh viên với khoá học, độ hài lòng của sinh viên với cách dạy, tỉ lệ có việc làm trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp, v…v. Những thông số cụ thể này chênh lệch và không hẳn tỉ lệ thuận với bậc xếp hạng, các bạn suy nghĩ kỹ nhé. Tiêu chí nào là quan trọng nhất ĐỐI VỚI BẠN, thế nào là “tốt” THEO BẠN?
Đừng chạy theo hình thức. Đối với khoá thạc sĩ, khi cân nhắc giữa các offer, cuối cùng mình đã lựa chọn một trường ranking thấp hơn, tiêu chí đầu vào ít khắt khe hơn so với một trường “danh tiếng” và khó vào hơn. Nhưng khoá học ở trường ranking thấp hơn lại đưa ra thông tin về cách tiếp cận vấn đề tập trung hơn, các môn học cụ thể, bám sát thực tiễn thị trường hơn. Và rồi chất lượng giảng dạy và sự thực tiễn, thức thời của kiến thức đã làm mình không hề hối hận khi đã nghe theo linh tính của mình chứ không phải con số về ranking.
Không có “hệ thống” nào trên đời là hoàn hảo, bao gồm cả rankings. Hãy dùng ranking để tham khảo thôi, hãy nghiên cứu thật kỹ thông tin về khoá học và quyết định dựa trên linh tính của mình. Không có ai biết cái gì là phù hợp nhất cho bạn ngoài bạn đâu.
Lời kết: Trường Đại học dù ranking đến đâu thì cái giỏi nhất của họ vẫn là đạo tạo lý thuyết. Thực tế cuộc sống & việc làm mới là cái dạy bạn nhiều nhất. Nhưng cái lợi nhất của trường ranking cao chính là Networking & Alumni các bạn ah. Đó mới là điểm khác biệt. Networking & Alumni từ Harvard, Oxford chắc chắn là khác hẳn.
SOURCE: BLOGGER GIANGOI