Văn hoá Đan mạch được đặc trưng bởi sự cởi mở, đơn giản và tính sáng tạo cao. Những đặc tính này được thể hiện rõ qua rất nhiều khía cạnh khác nhau như: Nền thiết kế và kiến trúc Đan mạch đương đại, nhảy hiện đại, âm nhạc và sân khấu thưc nghiệm và đặc biệt là trong “ Xu hướng Dogme” nổi tiếng của các nhà làm phim trẻ.
Đan mạch đang trải qua thời kì phát triển mạnh mẽ và đang có được sự công nhận của quốc tế trong các lĩnh vực như thiết kế Đan mạch và điện ảnh. Thành công này có được nhờ chính sách hỗ trợ nghệ thuật của chính phủ Đan mạch
Theo truyền thống lịch sử, văn hoá luôn nhận được sự ưu tiên cao trong ngân sách hàng năm của chính phủ, và luôn là một trong số các quốc gia cao nhất trên thế giới. Có thể một vài các quốc gia khác trên thế giới cũng hỗ trợ sự sáng tạo của cộng đồng và các cơ quan văn hoá một cách hào phóng mà không gây ảnh hưởng gì tới sự tự do của các nghệ sĩ.
Nền văn hoá Đan Mạch đa dạng với các tiêu chuẩn văn hoá, giúp bạn có một cái nhìn sâu hơn về các công trình quan trọng trong di sản văn hoá Đan Mạch
Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức thêm về các khía cạnh khác nhau của văn hoá Đan Mạch như: thể thao, văn học, âm nhạc, điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, visual art, thiết kế và kiến trúc.
I. Âm nhạc
Đan Mạch đã được biết tới trên toàn thế giới với các thể loại nhạc cổ điển, Jazz, pop, rock và các thể loại khác.
Âm nhạc cổ điển Đan mạch đang trải qua một thời kì vàng kim mới. Thời kì đầu tiên là vào nửa đầu của thế kỉ 19, khi mà đời sống âm nhạc của Đan mạch thực sự phát triển. Và kỉ nguyên thứ 2 bắt đầu vào những năm đầu của thập niên 90. Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất là Carl Nielsen (1865-1931) và hiện tại Poul Ruders đang là nhà soạn nhạc rất nổi tiếng đương đại.
Ngày nay có rất nhiều các tác phẩm âm nhạc được sản xuất và biểu diễn mỗi năm, theo ước tính là trung bình khoảng 300 tác phẩm. Đáng chú ý hơn cả là số lương tăng lên của thể loại sân khấu mà chủ yếu là Opera thính phòng
Năm 1997, bài hát Barbie Girl đã đưa nhóm nhạc pop Aqua và Đan Mạch lên bản đồ âm nhạc thé giới. Aqua đã bán 28 triệu bản trên toàn thế giới trước khi nhóm giải thể năm 2001. Aqua đã rất nổi tiếng và đây là một điều ngạc nhiên cho dòng nhạc Pop và Rock gốc Đan mạch
Từ góc độ quốc tế, âm nhac Pop và Rock Đan Mạch được biết tới qua những cá nhân xuất xắc trong nỗ lực tự tìm chỗ đứng cho mình trong làng âm nhạc quốc tế. Nhóm nhạc rock, Michael Learns to Rock cũng đã bán được hàng triệu bản chủ yếu tại thị trường châu Á.
Không giống như Pop và Rock, nhạc Jazz Đan mạch đã có truyền thống lâu đời trên trường quốc tế. Khi các nhà làm du lịch quảng cáo Copenhagen như là “trung tâm nhạc Jazz của Châu Âu” những năm 1960, 1970, điều này đã giúp thể hiện rằng dòng nhạc jazz là một thể loại nhạc rất phổ biến tại Đan Mạch
Đan Mạch vẫn là quốc gia mà có nhiều các nhạc sĩ nhạc Jazz xuất xắc nhất châu âu. Một vài cái tên tuổi lớn đáng được kể tới là Niels-Henning Ørsted Petersen (1946-2005), Alex Riel và hai anh em Chris Minh Doky và Niels Lan Doky, hai nhạc sĩ gốc Việt
Thời gian gần đây, giới trẻ Đan mạch hầu hết đều thích nghe nhạc Pop, Rock, Hip hop và Electronica như là Tina Dico, Dúné, The Broken Beats, Figurines, Nik & Jay, Nobody beats the beasts, Outlandish, Veto, Michael Simpson và Trentemøller.
II. Nghệ thuật biểu diễn
Ba lê, nghệ thuật múa và sân khấu Đan Mạch đều đạt trình độ quốc tế, đăc biệt nhà hát Balê Hoàng gia Đan Mạch không chỉ được biết đến trong nước mà còn cả ngoài nước thông qua các hoạt động lưu diễn khắp thế giới.
Nhà hát Balê Hoàng gia Đan Mạch nổi tiếng trên thế giới chủ yếu nhờ vào các tác phẩm của August Bournonville (1805-1879), những tác phẩm của ông được Nhà hát lưu diễn nhiều nơi trên thế giới và cũng được nhiều đoàn kịch nước ngoài đưa vào chương trình biểu diễn của họ.
Tuy nhiên balê Đan Mạch cũng đã đào tạo ra rất nhiều các diễn viên múa và biên đạo múa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, và một vài người trong số họ đã tạo dựng được tên tuổi cho chính mình không chỉ ở Đan Mạch.
Nghệ thuật Múa
Khoảng một thời gian dài, múa hầu như chỉ xuất hiện trong chương trình biểu diễn của Nhà hát Hoàng Gia. Từ năm 1844 Nhà hát Kịch câm trong khu vui chơi giải trí Tivoli đã xây dựng một loại hình kịch câm có nguồn gốc từ hài kịch ứng tác của Ý kết hợp với truyền thống balê Đan Mạch.
Múa đương đại du nhập vào Đan Mạch khá muộn. Vào cuối thập niên 1960, một vài đoàn nghệ thuật nhỏ được truyền cảm hứng từ các nghệ sĩ Mỹ đương đại bắt đầu thử nghiệm với múa. Năm 1992 Trường Múa Quốc Gia Đan Mạch bắt đầu các khoá đào tạo chính qui về múa đương đại. Vào năm 1993 tại Copenhagen có một địa điểm dành riêng cho múa đương đại, với tên gọi Dansescenen.
Sân khấu
Với chỉ khoảng 6 triệu người nói tiếng Đan Mạch trên khắp thế giới và ngôn ngữ trở thành một rào cản hiển nhiên, nghệ thuật sân khấu Đan Mạch chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên các tiết mục luôn có sự kết hợp của kịch Đan Mạch và các vở kịch nước ngoài (với nội dung biểu diễn được dịch sang tiếng Đan Mạch) và đôi khi các vở kịch Đan Mạch cũng thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế.
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20 Đan Mạch đã nhận ra rằng đổi mới trong nghệ thuật sân khấu là cần thiết, vì cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đã làm cho lượng khán giả ngày càng giảm sút. Từ đó, nghệ thuật sân khấu Đan Mạch đã cố gắng tự mình thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, ví dụ như bằng việc đầu tư cho các nhà soạn kịch trẻ Đan Mạch, những người đã góp phần biến sân khấu thành nơi đề cao sự phản ảnh và phê bình của cá nhân, và do đó đem lại độ chân thực mới mẻ cũng như sức sống mới cho nghệ thuật kịch Đan Mạch.
Một số lượng đáng ngạc nhiên các nhà viết kịch và các nhà sản xuất năng động đã xuất hiện, đôi khi có những người vừa là nhà viết kịch và là nhà sản xuất như Astrid Saalbach (sinh năm.1955), Peter Asmussen (sinh năm.1957), Peter Langdal (sinh năm.1957), Staffan Valdemar Holm (sinh năm.1958), Nikolaj Cederholm (sinh năm.1963), Morti Vizki (sinh năm.1963), Lars Kaalund (sinh năm.1964), Henrik Sartou (sinh năm.1964) và Line Knutzon (sinh năm.1965)
III. Văn học
Ba tên tuổi nhà văn đã giúp giới thiệu Đan Mạch ra thế giới là: Hans Christian Andersen, Karen Blixen and Peter Høeg, cả 3 đều có biệt tài khác nhau trong viết chuyện thần thoại. Trong đó, Hans Christian Andersen đặc biệt nổi bật và các tác phẩm của ông được rất nhiều người biết tới, được dựng thành phim, kịch..trên toàn thế giới.
Kể từ sau thời của Karen Blixen, chưa từng có một thành công quốc tế nào vang dội như các tiểu thuyết và truyện của Peter Høeg. Cuốn tiểu thuyết ““Miss Smilla‘s Sense of Snow” (1992) của ông đã được đạo diễn phim Bille August dựng thành phim năm 1997
Không chỉ những tên tuổi trên thu hút được sự chú ý lớn của quốc tế, các nhà văn khác như Henrik Stangerup, Inger Christensen and Ib Michael cũng nhận được sự chú ý đặc biệt. Các nhà văn Đan Mạch đã từng 2 lần nhận giải Nobel Văn học là : Johannes V. Jensen năm 1944 và Henrik Pontoppidan/Karl Gjellerup năm 1917
Văn học thiếu nhi Đan Mạch cũng thu hút được sự quan tâm lớn của quốc tế, một trong những tên tuổi lớn là Cecil Bødker, với 14 tập truyện về cậu bé Silas (1967-2001) mà đã thu hút rất nhiều độc giả trên toàn thế giới. Hai tác phẩm “Zappa” (1977) and “Buster‘s World” (1979) của Bjarne Reuter cũng là hai tác phẩm thiếu nhi nổit bật mà được đạo diễn Bille August dựng thành phim
Văn học Đan mạch ngày nay được đăc trưng bởi các tiểu thuyết trinh thám hồi hộp với các nhà văn như Morten Ramsland, Christian Jungersen, Leif Davidsen, Dorph/Pasternak và một số các nhà thơ văn có tư tưởng cách tân cùng với các tài năng trẻ như Lars Frost, Lone Hørslev, Ursula Andkjær Olesen và Lars Skinnebach.
—————————————————————————————————————————————
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của website Đan Mạch tại Việt Nam – Bộ Ngoại Giao Đan Mạch (http://vietnam.um.dk/)
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.