Bài này Tuấn sẽ được dành ra để viết về Networking – một thuật ngữ cực kì thông dụng trong nhóm ngành kinh doanh, tài chính, v..v..nhưng thực chất lại bị bỏ rơi khi làm khoa học và đặc biệt là xin học bổng du học trong nhóm ngành khoa học nghiên cứu này. Nếu bạn không có networking trong nghiên cứu, với Prof. hay với cựu du học sinh, group, v…v..thì đúng là 1 thiệt thòi lớn trong việc nhận thông tin học bổng nội bộ cũng như sự giới thiệu của các Prof khi cần thiết.
1. Networking là gì ?
Networking – nói ngắn gọn là sự mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống (bao gồm cả cuộc sống thường nhật cũng như công việc). Một cách vô hình, bạn vẫn luôn mở rộng network của mình ngay cả khi bạn không để ý đến. Tuy nhiên, networking trong nhóm ngành khoa học thì thường…không có ai dạy cả…. Có lẽ vì một phần của khoa học có tí chút.. khô khan, và trên thực tế vẫn có một phần không ít nhà khoa học vẫn rất thích “tự kỉ” một mình trong phòng Lab hơn là tham gia vào các conferences hay nhảy vào các consortium lớn.
2. Vì sao cần phải có networking – hay “lợi ích của networking”
Rất đơn giản, networking mở ra cho bạn rất rất nhiều cánh cửa. Trong science hay giới academic nói chung, nếu bạn có quan hệ với các giáo sư, chuyên gia, hay các bạn học Thạc sĩ/Tiến sĩ khác, nghiễm nhiên bạn sẽ có rất nhiều cơ hội cho các học bổng cũng như việc làm mà nhiều khi là những cơ hội rất ngon. Có thể kể thêm cả việc xin references (bạn sẽ không thể tưởng tượng sức mạnh của LOR xịn đến từ Giáo sư đầu ngành quan trọng thế nào đâu) cho CV hoặc việc tìm kiếm các học bổng in-house cũng dễ dàng hơn. Ở thời điểm hiện tại, khi áp lực “publish or perish” đang rất khốc liệt, mà các công trình khoa học gần như cần sự cộng tác rộng rãi từ nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau để đẩy cao chất lượng, thì chính những network mà bạn dày công kiếm được sẽ có ngày được đền đáp. Tương tự, nếu bạn chứng minh được khả năng của mình, một project nào đó đang thiếu người làm có thể sẽ gọi bạn vào tham gia dự án của họ, như vậy chẳng phải tuyệt vời sao ?
Đoạn này thì viết riêng cho phần học bổng – có một trường hợp, Tuấn tạm gọi là “in-house scholarship”. Chẳng hạn như một vị giáo sư A nào đó đang muốn tuyển đệ tử cho dự án sắp tới, Giáo sư đó vẫn sẽ liên lạc với trường để advertise rộng rãi trên mạng internet (vì đó là yêu cầu của học bổng – tất cả mọi người đều phải có cơ hội ngang nhau). Điều dĩ nhiên là hồ sơ trên khắp thế giới sẽ đổ về vị trí đó – Tây, Việt, Tàu, Ấn…v..v. Đây chính là chỗ mà networking lên ngôi. Vì Giáo sư đó chắc chắn biết cách để lobby với trường họ để dành sự ưu tiên cho một vài “quân xanh” mà Giáo sư đó đã chọn sẵn trong đầu – “quân xanh” đó, biết đâu lại do giáo sư chọn từ một lần tiếp chuyện ở một hội thảo, hay là một reference từ một người bạn của giáo sư.
Tất nhiên Tuấn cũng đồng ý là cũng có rất nhiều bạn tự thân vận động vẫn có thể có học bổng đường đường chính chính, nhưng thật ra nếu có học bổng kiểu “người nhà” như nói ở trên cũng không tệ, phải vậy không ?
Hướng dẫn apply học bổng chính phủ Úc- Click Here
3. Cách để xây dựng “tên tuổi” – làm thế nào để tạo nên networking của bạn
Cái này chắc là phần khó nhất của Networking, làm sao để tự giới thiệu bản thân mình ra cộng đồng Việt Nam/thậm chí là thế giới.
– Tạo networking ngay tại nơi làm việc hiện tại : Hãy luôn phấn đấu, luôn cố gắng trong mọi tác vụ mà bạn được giao. Luôn nhiệt tình giúp đỡ bằng 100% sức lực với những người xung quanh bạn, người tốt thì lúc nào cũng được người khác nhớ đến và được recommend. Như bản thân mình cũng có khá nhiều paper được đứng chung với các bạn cùng lab (mặc dù họ học tiến sĩ trong khi mình chỉ học thạc sĩ ở thời điểm đó) vì mình rất nhiệt tình giúp đỡ họ trong quá trình nghiên cứu.
– Tạo networking trong thời đại số : Trong thời đại này, để quảng bá bản thân tới cộng đồng có thể sử dụng LinkedIn – chủ yếu dùng trong công việc/tuyển dụng nói chung, hoặc dùng ResearchGate – dành riêng
cho nghiên cứu học thuật, ngoài ra còn có thể kể đến Academia). Tuấn sử dụng cả 3 website này và cũng được biết là nhiều người còn làm cả một blog riêng (trên blogspot.com chẳng hạn) để kể về những nhiên cứu của bản thân mình. Nói riêng về ResearchGate (RG), với RG bạn có thể upload các scientific paper bạn tham gia, cũng như các project, hoạt động , giải thưởng, grant v..v và v..v. Như ở Việt Nam mình do tình hình kinh tế hạn hẹp nên ít khi publish trên các megajournal có Open Access thì việc upload bài lên RG cho phép nhiều người tìm tới research của bạn và hiểu them về những nghiên cứu của cá nhân bạn. RG còn cho phép follow các researchers có cùng chung hướng nghiên cứu từ đủ các lĩnh vực. RG nhìn chung thì khá dễ dùng và từ khi dùng RG Tuấn cũng thấy số lượng người cite báo của mình tăng lên khá nhiều. Tạo networking thông qua các sự kiện: Cái này cũng rất hay, nếu có điều kiện thì việc tham gia các conferences ở trong nước cũng như nước ngoài là rất nên làm. Trong các conferences này thì bạn có thể tìm được nhiều giáo sư có tên tuổi trong cùng lĩnh vực với bản thân. Ngoài ra nếu bạn có poster hoặc thậm chí làm speaker luôn thì càng tuyệt vời hơn nữa.
cho nghiên cứu học thuật, ngoài ra còn có thể kể đến Academia). Tuấn sử dụng cả 3 website này và cũng được biết là nhiều người còn làm cả một blog riêng (trên blogspot.com chẳng hạn) để kể về những nhiên cứu của bản thân mình. Nói riêng về ResearchGate (RG), với RG bạn có thể upload các scientific paper bạn tham gia, cũng như các project, hoạt động , giải thưởng, grant v..v và v..v. Như ở Việt Nam mình do tình hình kinh tế hạn hẹp nên ít khi publish trên các megajournal có Open Access thì việc upload bài lên RG cho phép nhiều người tìm tới research của bạn và hiểu them về những nghiên cứu của cá nhân bạn. RG còn cho phép follow các researchers có cùng chung hướng nghiên cứu từ đủ các lĩnh vực. RG nhìn chung thì khá dễ dùng và từ khi dùng RG Tuấn cũng thấy số lượng người cite báo của mình tăng lên khá nhiều. Tạo networking thông qua các sự kiện: Cái này cũng rất hay, nếu có điều kiện thì việc tham gia các conferences ở trong nước cũng như nước ngoài là rất nên làm. Trong các conferences này thì bạn có thể tìm được nhiều giáo sư có tên tuổi trong cùng lĩnh vực với bản thân. Ngoài ra nếu bạn có poster hoặc thậm chí làm speaker luôn thì càng tuyệt vời hơn nữa.
Một tí cho các bạn sinh viên đang còn ngồi ở giảng đường đại học, hãy tham gia làm volunteer nhé, tham gia các sự kiện học thuật ở trường nhé, networking rất phê luôn. Làm quen cả bạn bè lẫn thầy cô giáo sư từ trong nước cho đến nước ngoài luôn.
Hướng dẫn Review hồ sơ học bổng du học- Click Here
4. Một vài điều-chẳng-biết-nhét-vào-đâu
Một sự thật phải nói là Tuấn còn trẻ, xét về mạng lưới networking cũng như tên tuổi thì chắc ngoài kia có rất nhiều người hơn Tuấn. Nhưng cũng muốn có vài điều mà Tuấn nghiệm ra được khi tự đi mở rộng các mối quan hệ của mình 🙂
– Thân thiện luôn luôn ghi điểm : có thể nói đây là chìa khóa dẫn đến mọi thành công trong giao tiếp.
– Chất lượng đôi khi quan trọng hơn số lượng : ít ra là trong khoa học, quen biết quá nhiều người nhưng người ta không hiểu rõ về mình thì cũng rất khó để người ta đặt niềm tin.
– Đừng tự ti, hãy chủ động tiếp chuyện : Có thể tìm thêm sách về nghệ thuật giao tiếp để thực hành thêm chẳng hạn).
– Tuổi nhỏ làm việc nhỏ: hãy tạo networking của bạn ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, dù đang là cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ cũng không quan trọng. Mở rộng những mối quan hệ nhiều chừng nào thì tương lai càng khỏe chừng đấy.
Theo: Tuấn Nguyễn