Xin chào tất cả các bạn!
Kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu chung về UWC, chương trình học và vài khía cạnh về UWC (Phần 1). Còn kỳ này, là gì?
III. Cuộc sống tại UWC *tiếp tục*
3. Khó khăn lớn nhất mà UWCer gặp tại UWC là gì? UWCer đã giải quyết khó khăn ấy như thế nào?
Website chính thức học bổng UWC: http://vn.uwc.org/vi/hoc-bong
Đặt câu hỏi về học bổng UWC (UWC Alumni) sẽ giải đáp các thắc mắc: Click here
*Khó khăn số 01: Chị Lương Bảo Ngọc Anh (UWC Pearson in Canada ’16) – khác biệt về văn hóa.
“Việc bị choáng ngợp bởi các nền văn hóa và phải sống trong môi trường đa văn hóa đã khiến chị khá nản lòng khi mới vào học. Dù chị luôn nghĩ chị là người ham học hỏi và rất thích tìm hiểu về các nền văn hóa mới nhưng có lẽ chị lúc đó chưa hiểu rõ rằng “tìm hiểu” và “trải nghiệm” là hai thứ khác nhau. Ngày đầu tiên tới trường, chị “được/bị” 20 người con trai ôm và chị đã cảm thấy rất khó chịu cũng như “tội lỗi” đối với gia đình. Tuy nhiên, khi chị đã hiểu hơn về văn hóa của họ, chị lại thấy đó là một cách thể hiện tình cảm, một cách chào hay thể hiện cảm xúc rất hay, và hơn thế nữa, chị rất tôn trọng nét văn hóa này!”
*Khó khăn số 02: Anh Lê Mai Thanh Đức (UWC-USA ’15) – rào cản ngôn ngữ.
“Rào cản ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất đối với anh! Để vượt qua điều này, điều quan trọng hơn hết anh nhận ra đó là không được từ bỏ luyện tập, cố gắng cải thiện từng chút một mỗi ngày, cố gắng giao tiếp với bạn bè cho dù vốn từ hay cách sử dụng tiếng Anh còn hạn chế, và đặc biệt là luyện tập viết mỗi ngày để biến ngôn ngữ trở thành phản xạ, vì ngôn ngữ nên là chìa khoá, là công cụ chứ không nên là rào cản.”
*Khó khăn số 03: Chị Phùng Gia Như (UWC Robert Bosch College ’17) – cách nhìn khác biệt.
“Một chuyện khá riêng tư là phòng chị có một chị Muslim, và cả 4 đứa cùng phòng chơi nhau cực thân, lúc nào cũng cố có room time tuần một lần. Một hôm khi 2 chị năm 2 đi vắng, đứa cùng phòng muốn tổ chức tiệc trong phòng, và vì chị hôm đấy cũng không định ở lại phòng nên cũng gật gù đồng ý. Nhưng điều này đã làm một chị năm hai rất buồn và thất vọng vì chị đã lập tiệc lúc chị ấy đi, trong cái không gian duy nhất của chị ấy, và quan hệ của cả phòng không bao giờ trở lại như trước nữa. Sự tôn trọng ấy không nằm trong cách nhìn của chị, mà là chị tôn trọng cách nhìn của người khác.”
*Khó khăn số 04: Chị Trịnh Thị Hạnh An (UWC Pearson in Canada ’17) – quỹ thời gian hạn hẹp
“Ai cũng sẽ thấy thời gian rất khó khăn, bởi giữa academic, socializing với sleep thì mình chỉ được chọn hai thôi!”
Các bạn thấy không, UWC cũng giống như những trường học bình thường khác – ai cũng sẽ gặp những khó khăn, vất vả. Nhưng quan trọng nhất, là UWCer đã tìm ra cách để vượt qua, cũng như để nhận được những bài học cực kỳ quý giá: Là sự tôn trọng văn hóa, cách nhìn khác biệt, là cách vượt qua những rào cản ngôn ngữ để tiến tới trái tim nhau!
Đó là một trong những điều đặc biệt nhất tại UWC: Không quan trọng bạn là ai, bạn đến từ quốc gia nào, ở UWC bạn sẽ gặp khó khăn, nhưng, bạn SẼ vượt qua được khó khăn ấy, bởi bạn không hề cô đơn!
IV. UWC – U WILL CHANGE: Sự thay đổi con người
Chị Lương Bảo Ngọc Anh (UWC Pearson in Canada ’16) từng nói, UWC tức là U will change. Vậy, UWCer đã thay đổi con người như thế nào?
Với chị Phùng Gia Như (UWC Robert Bosch College ’17), thì
“Thay đổi bản thân thì chưa biết, vì bản thân lúc nào chẳng đổi thay; nhưng thay đổi tầm nhìn thì rõ. Về nhà nhìn thùng rác nghĩ đến chuyện tái chế, nhìn máy bay mà rùng mình ráng đi tàu cho đỡ khí thải, nhìn giấy in trong MUN mà suýt cãi nhau với hai chair còn lại vì tốn giấy; đấy chỉ là một khía cạnh thôi, và tất cả các khía cạnh đều thay đổi. Lớn nhất có lẽ là cách nhìn bản thân. Xin đừng nghĩ vào UWC là mình lớn lao vào cao đẹp lắm, vào UWC dạy cho mình, rằng mình nhỏ như một con thỏ, và điều đó không sao cả!”
Với chị Lương Bảo Ngọc Anh (UWC Pearson in Canada ’16), thì
“Chị biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách chín chắn, trưởng thành và tính toán về lợi ích cũng như tác hại nhiều hơn. Chị quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề trên toàn thế giới, biết thương yêu những con người khác ày da khác tiếng nói nhiều hơn. Và hơn thế nữa, chị cảm thấy chị trưởng thành hơn rất nhiều trong suy nghĩ (và ngoại hình!! *cười*), quyết đoán và mạo hiểm, dám l
iều hơn là một Ngọc Anh của 2 năm về trước”
Không chỉ là thay đổi con người, UWC còn cho anh Lê Mai Thanh Đức (UWC-USA ’15) niềm tin…
“UWC đã giúp anh nhận thức về bản thân chính xác hơn, về những điều mình có thể làm được, những điều mình có thể đạt được và tạo cho anh một niềm tin vào cuộc sống, rằng ở bất cứ nơi đâu, dù xa lạ nhất và tưởng chừng có nhiều khó khăn sẽ chờ đón mình nhất, vẫn có những con người sẵn sàng chìa tay ra giúp đỡ mỗi khi mình cần, sẵn sàng đồng cảm và cùng mình vượt qua khó khăn, sẵn sàng cổ vũ và khuyến khích những niềm đam mê của mình, sẵn sàng chia sẻ và trải nghiệm cùng mình, và áp dụng những điều này đến những người xung quanh!”
V. UWC – Những cơ hội và thách thức:
UWC không chỉ thay đổi con người, UWC còn cho con người CƠ HỘI để thay đổi cuộc đời.
Ví như, mình có một người bạn người Syria, và UWC cho bạn ấy cơ hội thoát khỏi cảnh lênh đênh nay đây mai đó; UWC cho bạn ấy cơ hội được sống và học tập như những học sinh bình thường!
Còn đối với UWCer Việt Nam, thì UWC đã cho anh, chị ấy những cơ hội gì?
“UWC cho anh gặp gỡ những người bạn có những ước mơ và suy nghĩ lớn, ảnh hưởng tích cực tới cách suy nghĩ và hành động của anh!” – Anh Đỗ Liên Quang (UWC Maastricht in Netherlands ’12) nói – “Hơn nữa, UWC đã cho anh cơ hội để theo đuổi nền giáo dục tại Mỹ!”
(Bật mí thêm là, anh Quang vừa mới tốt nghiệp Duke University – thuộc khối Ivy Leagues của Mỹ đấy các bạn ạ!)
Không chỉ là cơ hội theo đuổi nền giáo dục tiên tiến bậc nhất tại Mỹ (bằng cách được nhận vào Macalester College – một trong những trường Liberal Arts danh tiếng nhất thế giới!), UWC còn cho anh Lê Mai Thanh Đức (UWC-USA ’15) cơ hội để thấu hiểu.
“UWC đã cho anh cơ hội tiếp cận với nhiều ý tưởng và cách làm mới lạ đến từ bạn bè, giáo viên trong trường, từ đó giúp anh thay đổi cách làm việc và suy nghĩ của mình theo một hướng hiện đại hơn, hiệu quả hơn, và thoáng hơn!” – anh nói “Và anh rất trân trọng những cơ hội ấy!”
Package: Hướng dẫn- thảo luận- sửa chữa bài essay cho học bổng UWC
UWC cho chị Phùng Gia Như cơ hội để thay đổi cách học tập và cả thay đổi góc nhìn:
“Học tập. IB không nặng, nhưng rất hay. Cho em cơ hội chọn môn em thích, thầy cô thì tâm huyết, cho em thư viện và các loại bài kiểm tra bắt em phải nối kiến thức thực tế với các bổ đề trên lớp. Nói chung là học thật, thi thật, và học cho kiến thức chứ không chỉ thi cử. Ngoại khóa. Ngoại khóa ở UWC rất khác với ở Hà Nội, chị có ít “culture capital” (chắc tạm gọi là vốn sống) ở trường, nên không tự đứng ra tổ chức được nhiều. Tới đây chị học nhiều hơn các lắng nghe và tham gia ủng hộ thay vì lúc nào cũng đi đầu chỉ huy.”
Và cuối cùng, với chị Lương Bảo Ngọc Anh (UWC Pearson in Canada ’16), thì
“UWC / Pearson là một trong những điều tuyệt vời nhất đến với chị trong suốt 18 năm qua. Đó là nơi cho chị rất nhiều cơ hội để khám phá bản thân như là học nhạc cụ hay đóng kịch hay sản xuất kịch, cũng cho chị nhiều thời gian và cơ hội để thể hiện và “cháy” hết mình với đam mê về nhảy và đam mê về ngôn ngữ, hay lòng tò mò và sự quan tâm về văn hóa, dân tộc và vùng miền. Chị đã trưởng thành hơn rất nhiều cũng bởi những cơ hội có một không hai mà UWC/Pearson đã cho chị. UWC còn cho chị biết, gặp gỡ và trò chuyện với hàng trăm, hàng ngàn người trẻ mang đầy nhiệt huyết và niềm tin vào tương lai, những người truyền cảm hứng hay những người bất chấp tất cả theo đuổi đam mê. Họ khiến chị yêu đời hơn và họ thôi thúc chị phải cố gắng nhiều hơn và phải làm một điều gì đó cho xứng đáng với những gì UWC đã trao cho chị!”
Thế nhưng, sự thay đổi nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu cực, với chị Gia Như là,
“Góc nhìn. Cái này thì hơi tiêu cực, nhưng nhiều lúc chính vì UWC đem cho chị cảm giác chị có thể thay đổi thế giới, trong khi về nhà biết là không phải, cũng buồn!”
Với chị Ngọc Anh, thì lại là tính cách.
“Nói về chuyện tiêu cực, chị cũng không rõ đây là tiêu cực hay tích cực nữa, nhưng một số người thân thiết với chị cho rằng chị đang trở nên rất kĩ tính, quá độc lập và đôi khi hơi ích kỉ. Có lẽ đấy là cái tiêu cực. Có thể kĩ tính không phải là xấu nhưng rất kĩ tính lại khác, cũng như độc lập là một đức tính ai cũng cần có nhưng quá độc lập lại là không tốt. Mặc dù làm việc nhóm ở UWC là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu, nhưng tất nhiên làm việc độc lập để họp với mọi người và bàn bạc được lại là chuyện khác. Chị không biện hộ cho những tính xấu của chị. Chỉ là theo nhiều ý kiến khác nhau, người ta cho rằng chị hơi kĩ tính, độc lập quá và ích kỉ hơn chị của hai năm về trước.”
Nhưng, bạn ạ, những điều ấy không thể ngăn cản UWC trở thành một môi trường tuyệt vời. Sự tuyệt vời ấy thể hiện qua những kỷ niệm, những kỷ niệm mà UWC alumni mang theo khi bước trên con đường đầy
chông gai.
Kỷ niệm ấy, là gì?
VI. Những ký ức vẹn nguyên…
Tuy đã tốt nghiệp UWC bốn năm, nhưng với anh Đỗ Liên Quang, những kỷ niệm với UWC vẫn còn vẹn nguyên. Đó chính là những kỳ nghỉ lễ xách ba lô lên và đi du lịch bụi một nước châu Âu với các nhóm bạn khác nhau, vừa được thăm thú những vùng đất mới, vừa xây dựng tình bạn bền chặt với các bạn khác. Thực tế là, đến giờ, anh Quang vẫn còn giữ liên lạc và nói chuyện với rất nhiều bạn UWC đấy các bạn ạ!
Còn với chị Lương Bảo Ngọc Anh, kỷ niệm đáng nhớ nhất gắn liền với Pearson, chính là vào những ngày đầu tiên nhập học…
“Kỉ niệm đáng nhớ nhất của chị là vào ngày hội chợ đầu tiên ở Canada mà chị được tham gia. Khi đó thầy hiệu trường đang phát biểu thay mặt trường Pearson, và thầy nói: “We are all here today to change the world because UWC makes…” và hầu hết tất cả các anh chị năm hai ở trường đều đồng thanh đọc Sứ mệnh của UWC: “education a force to unite people, nations and cultures for peace and a sustainable future”. Khoảnh khắc đó là khảnh khắc đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời chị. Chị cảm thấy được sự gắn bó và đoàn kết của một tập thể, chị tin là UWC sẽ thay đổi thế giới theo hướng tích cực hơn và chị biết là chị đã được chọn để trở thành một phần của những con người làm thay đổi thế giới. Dù ít hay nhiều, dù việc lớn hay việc nhỏ, chị cũng sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng là một Công dân toàn cầu, là một học sinh UWC và là người thay đổi thế giới theo hướng tích cực hơn.”
Còn kỷ niệm gắn chặt với anh Lê Mai Thanh Đức, lại là một trải nghiệm khá “điên rồ” và liều lĩnh.
“South West Study week ở UWC USA năm nhất, anh đi leo núi ở Grand Canyon và được chọn vào nhóm ít các học sinh được đi chuyến đi 5 ngày (dài nhất), dù anh chưa từng có kinh nghiệm leo núi trước khi đến UWC USA. Trong chuyến đi đó anh đã nhiều lần sợ chết khiếp với độ hùng vĩ của Grand Canyon đấy!!!” – anh vui vẻ kể cho chúng mình.
Chúng mình thực sự tin rằng, dù là kỷ niệm thế này hay thế khác, các anh chị UWC sẽ luôn nhớ về UWC, như những ký ức đẹp nhất cuộc đời. Và rồi, các anh chị sẽ nghĩ về UWC, không chỉ là United World Colleges.
Với thế giới, UWC là United World Colleges, là hệ thống 15 trường trên khắp các châu lục.
VII. Còn với cựu học sinh UWC Việt Nam, UWC là…
“Là những câu chuyện lúc nửa đêm, là ăn sáng với đứa sống một cuộc sống hoàn toàn khác mình, là nơi thế giới gặp lại nhau, dung hòa và quên đi mọi biên giới, cùng một lúc có gì đó tô đậm những bản sắc khác nhau của các dân tộc. UWC là học từ 8 đến 15h, làm CAS (ngoại khóa bắt buộc) tới 18h, lo chuyện họp trường tới 21h, thể chất thể thao tới 22h, vậy là vẻn vẹn cả ngày có khoảng 45′ giải lao trước khi check-in. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nếu vượt qua được hẳn sẽ lớn lên rất nhiều!” – chị Phùng Gia Như – UWC Robert Bosch College in Germany ’17 hào hứng chia sẻ về UWC RBC, nơi mà khi chúng mình đề nghị chị dùng ba từ để diễn tả, chị chỉ nói: “Hợp với chị!”.
Với anh Đỗ Liên Quang – UWC Maastricht in Netherlands ’12 thì UWC lại khác:
“Là nơi gặp gỡ những người bạn từ khắp nơi trên thế giới – những người truyền cảm hứng cho anh và giúp anh tin vào những điều to lớn, 2 năm đẹp nhất tuổi trẻ, trưởng thành, học những điều mới, có được những cơ hội lớn, đặt chân được tới những chân trời mới.”
Không chỉ là những giờ học khó khăn, vất vả, UWC còn là…
“Là một thứ tinh thần. Tinh thần luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ về mình, nghĩ về lợi ích chung của tất cả. Tinh thần sáng tạo và liều lĩnh. Tinh thần thấu hiểu cho sự khác biệt!”
Đó là UWC, UWC trong lòng chị Trịnh Thị Hạnh An – UWC Pearson in Canada ’17.
“Là ngôi nhà thứ 2 nơi dạy chị từ những thứ nhỏ nhặt nhất cho đến việc ủng hộ và giúp đỡ chị trong những công việc, những dự án lớn nhỏ. UWC là bước ngoặt đáng ghi nhớ nhất, là bước đệm vững chắc nhất và khiến chị thay đổi nhiều trong một thời gian ngắn nhất.”
Đó là UWC, UWC trong lòng chị Lương Bảo Ngọc Anh – UWC Pearson in Canada ’16.
“UWC là nơi đã tập cho anh quen với việc đẩy bản thân đến sự cực hạn trong cân bằng giữa làm việc, học tập, chăm sóc bản thân và giao tiếp với bạn bè.”
Đó là UWC, UWC trong lòng anh Lê Mai Thanh Đức – UWC-USA ’15.
Rồi sau tất cả, UWC luôn là nơi mở rộng vòng tay…
“UWC – UWCSEA, chính là nơi có các bạn bè, anh chị khoá trên sẵn sàng chào đón chị bằng nụ cười thân thiện và cái ôm nồng nhiệt nhất!”
Chị Bùi Trần Bảo Ngọc, UWC SEA in Singapore ‘16 kết lại!
Vậy là chúng mình đã “đi qua” được một vài điểm thú vị về UWC và UWC rồi đấy! Bạn có thấy quá sức hào hứng về UWC không ạ? Bạn đã sẵn sàng apply UWC ngay và luôn để đến với môi trường đ
ầy năng động, cá tính này chưa?
Kỳ tới, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các trường UWC các bạn nhé!
Stay tuned and wait for us!!
Theo: https://uwcspirits.wordpress.com/