Dẫu cho bạn có là một người nước ngoài đang sinh sống ở Phần Lan hay chỉ đơn giản yêu thích tiếng Phần, hoặc chính bạn là một người Phần tìm kiếm loại thức ăn nào để chọn, và cái nào để tránh, thì post này là dành cho bạn.
Trong suốt quá trình chuyển đến đây ở, tôi đã phải mất khá nhiều thời gian để lựa lọc những thực phẩm mà tôi tin chắc sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng nhất cho bản thân. Tìm bơ ở Phần Lan đã là một thử thách khá khó khăn khi những quầy hàng bị một số lượng lớn những sản phẩm dầu thực vật công nghiệp chiếm lĩnh ưu thế. Mặc dù thực phẩm đã qua sản xuất ngày càng trở nên quen thuộc ở đây cũng như nhiều nơi khác trên toàn thế giới, bạn hoàn toàn vẫn có thể theo đuổi một chế độ ăn kiêng đầy đủ chất dinh dưỡng. Do đó, có thể bạn sẽ cần biết đến một vài từ khóa được in trên nhãn mác của các loại thực phẩm để quyết định liệu nên bỏ nó vào giỏ hàng hay cất lại trên kệ bán. Trong phần I này, những sản phẩm làm từ sữa (Dairy products) sẽ là ưu tiên hàng đầu:
Dairy – Maitotuotteet
Dạo gần đây, cho dù xu hướng loại bỏ các sản phẩm độc hại làm từ sữa ít béo (low-fat) và không béo (non-fat) đang ngày càng tăng cao, vẫn có đó nhiều mặt hàng được dán nhãn “kevyt” (light/low-fat) hay “rasvaton” (fat-free). Những thứ này chắc chắn nằm trong danh mục cần tránh xa. Khi chọn mua sữa, tôi chỉ chọn những sản phẩm đầy đủ chất béo (full fat versions), và nếu được, tôi chắc chắn sẽ mua sữa chưa qua tiệt trùng (unpasteurized milk). Có rất nhiều cửa hàng ở Phần bán loại sữa này dưới nhiều cái tên khác nhau trong tiếng Phần như:
- raakamaito
- tilamaito
- tinkimaito
- pastöroimaton maito
- käsitelämätön maito
Nếu bạn không thể tìm được loại sữa này, hãy đến mua ở những cửa hàng K-market hay S-market trong khu vực của bạn, hãy tìm loại sữa nguyên chất (whole milk) được chứa trong những hộp carton đỏ.
Loại này trong tiếng Phần là täysmaito, hay còn thường được gọi là punamaito (puna chỉ màu đỏ của hộp carton). Khá buồn là hàm lượng chất béo của loại sữa này chỉ nằm vào khoảng 3.5%, nghĩa là có trích xuất bớt, nhưng không đến nỗi quá tệ.
Do ngày càng nhiều người Phần đưa ra yêu cầu về thực phẩm an toàn và từ thiên nhiên – đối nghịch với những mặt hàng qua xử lý chiếm lĩnh thị trường, những công ty sản xuất bắt đầu bán sữa có hàm lượng chất béo cao hơn được qua xử lý nhưng không bị đồng nhất (homogenized), được gắn nhãn là vanhanajan täysmaito (old-fashioned whole milk) với khoảng 4% chất béo. Nếu không có sữa tươi (raw milk), đây là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Những từ cần biết khi đi mua sản phẩm từ sữa:
YES!:
voi – butter
homogenoimaton – unhomogenized
aiduntaa – to graze/to pasture
täysmaito – whole milk
pastöroimaton – unpasteurized
luomu – organic
AVOID!:
iskukuumennettu – UHT (ultra-high temperature processing)
kevyt – lowfat
rasvaton – nonfat
Và khi mua phô mai làm từ loại sữa chưa qua tiệt trùng, bạn sẽ phải tìm dòng chữ “pastöroimattomasta maidosta”.
Nếu bạn ở Jyväskylä, bạn nên đến Mestarin Herkku, nơi có nhiều sự lựa chọn cho raw milk cheese.
Credits: Bài viết của blogger Sita, người đã sống ở Phần được hơn 3 năm nay, do chính tay mình biên dịch lại.
————————————————————————————————————————————-
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của Hội du học sinh Phần Lan.
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.