Các bạn chắc thường nghe những lời khuyên về hướng nghiệp cũng như khởi nghiệp từ những người thành công – Theo đuổi đam mê là điều cần thiết để đi đến thành công. Họ thành công nhờ họ xác định được đam mê của họ. Rồi bạn suy nghĩ thế đam mê của mình là gì nhỉ? Điều mình đang theo đuổi có thật sự là đam mê hay chỉ là một hứng thú nhất thời?????
Chúng tôi đặt hình ảnh này với câu “Don’t follow your passion” là vì chúng tôi muốn các bạn đọc hết bài chia sẻ này của Thầy Truong Nguyen Thanh. Để từ đó có cơ sở xác định “Passion” của mình và gạt bỏ câu nói trên ra khỏi đầu. Ảnh này và câu nói này sẽ chỉ có ý nghĩa nếu bạn thật sự không biết “Passion” của bạn là gì? Nếu chúng ta không biết đó là cái gì thì làm sao chúng ta có thể “Follow”?
Khi bạn mới yêu ai đó thì ai cũng đều nghĩ rằng người ấy đúng là một nửa của mình và đây đúng là tình yêu chân thật mà mình mong đợi bao nhiêu năm nay. Nếu ai đó nói điều gì trái ngược với suy nghĩ ấy thì bạn sẽ biện hộ và bảo vệ quan điểm của mình đến cùng. Thế rồi sau một thời gian yêu đương thì bạn khám phá ra nửa kia của mình thật sự nó không ăn khớp với cái nửa này rồi đi đến quyết định chấm dứt quan hệ. Một thời gian sau nếu ai đó hỏi thì bạn chia sẻ ‘Đó là một sai lầm lớn trong cuộc đời tôi!’
Cũng theo lập luận ấy, bạn cũng có thể đặt câu hỏi: Điều mà tôi đang say mê theo đuổi cho tương lai, cho sự nghiệp là điều đem cho tôi nhiều hứng thú, nhiều hy vọng, nhiều nguồn cảm hứng và cả thử thách thật sự có phải là đam mê của tôi hay không? Có khi nào sau một thời gian trải qua nhiều thử thách và thất bại, rồi tôi cũng sẽ cảm thấy chán ngáy và không còn hứng với nó nửa? Có khi nào một ngày nào đó tôi cho rằng nó chỉ là một hứng thú nhất thời và bỏ cuộc chơi để đi tìm một đam mê khác?
Nếu bạn có những suy nghĩ trên thì cũng không nên thất vọng vì bạn nằm trong nhóm đa số chứ không phải thiểu số. Có rất nhiều người sống cả cuộc đời mà không biết đam mê của mình là gì. Họ lớn lên, học ngành mà cha mẹ định hướng trước hay ai đó thuyết phục, có bằng cấp, có công việc làm ổn định, có gia đình con cái, và cuộc sống như thế trôi qua cho đến cuối đời. Bạn có muốn một cuộc sống bình thản và không hề biết niềm đam mê của mình như thế không?
Thế làm sao để biết được niềm đam mê của mình?
Nếu như bạn đang trả một giá rất đắc cho điều bạn đang theo đuổi với hạnh phúc gia đình, tiền bạc, sĩ diện, v.v. thì nó đúng là đam mê nhưng không mấy ai có sự gan dạ và liều lĩnh để đến mức độ ấy. Vậy điều gì giúp bạn xác định được đâu là niềm đam mê?
Tôi nghĩ rất khó để xác định được niềm đam mê thật sự cũng như tình yêu chân thật. Nhưng nếu bạn càng biết con người của mình thì nó có thể giúp bạn xác định đâu là không phải.
1. Tính cách của bạn
Có bao giờ bạn đặc câu hỏi: ‘Tại sao tôi đã làm điều đó?’, ‘Điều gì có thể làm tôi buồn/vui/giận dữ, v.v.?’ Trả lời những câu hỏi này giúp bạn hiểu thêm về mình. Ngày đẹp trời thì con người bạn như thế nào? Thế còn khi đứng trước thử thách thì sao? Khi bạn đối diện với thất bại thì con người của bạn ra sao và phản ứng của bạn trước những người xung quanh như thế nào? Bạn phản ứng thế nào với những gì xảy ra trên thế giới xung quanh bạn?
Bạn thích điều gì cho bản thân và cuộc sống của mình? Có thể quan trọng hơn là câu hỏi – bạn không thích điều gì?
Tình cách của bạn một phần phản ảnh qua bạn bè và những người bạn thích giao tiếp. Vậy những người này là những người như thế nào? Có bao giờ bạn hỏi họ nghĩ gì về bạn không?
Trả lời những câu hỏi trên giúp bạn đánh giá được con người của chính mình – Tôi là ai?
2. Giá trị cốt lõi của bạn
Giá trị cốt lỏi của một người là những giá trị luân lý, những nguyên tắc sống mà người ấy cho là quan trọng cho cuộc sống của họ mà nó không thể đánh đổi được bằng những thứ khác. Nếu sự trung thật là giá trị cốt lỏi của bạn thì bạn sẽ không chấp nhận được những hành vi hay con người dối trá. Nếu trách nhiệm là giá trị cốt lỏi thì trong công việc bạn thường hoàn thành tốt trách nhiệm giao phó và không chấp nhận những hành vi thiếu trách nhiệm. Nếu là chính trực thì khó có thể dùng vật chất để mua chuộc bạn.
Thế năm giá trị cốt lỏi nhất của bạn là gì? Trung thành, trách nhiệm, chính trực, trung thật, lòng nhân đạo, sự an toàn, sự dũng cảm, sự độc lập, lý trí, ….
3. Khả năng về tinh thần và thể chất
Bạn có bao giờ ép tinh thần hay thể chất của mình đến giới hạn của nó chưa? Nói một cách khác bạn có thích những thử thách về tinh thần và thể chất không? Có bao giờ khi đi chơi cùng nhóm bạn và họ muốn bạn cùng tham gia một hoạt động gì nhưng bạn từ chối và trả lời ‘Tôi nghĩ mình không thể làm được điều đó…’ Bạn đang chối bỏ cơ hội tìm hiểu về con người của bạn! Hảy tham gia những hoạt động thể thao, văn nghệ, giải trí mà xưa nay bạn chưa từng làm. Tôi đảm bảo bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về thể chất cũng như tinh thần của bạn.
4. Giấc mơ c
ủa bạn
Ước mơ đem đến niềm hy vọng. Hy vọng tạo nên sự mong muốn. Sau khi cân nhắc những lợi hại và tính khả thi bạn quyết định khởi động hành trình hiện thực hóa sự mong muốn ấy. Do đó ước mơ là khởi nguồn của mọi hành trình đi tìm tương lai mà bạn muốn tự hào về nó.
Thế ước mơ của bạn là gì? Bạn muốn gì trong tương lai. Trong giấc mơ ấy bạn là người như thế nào? Cuộc sống của bạn ra sao? Bạn có chia sẻ ước mơ của mình với người thân và bạn bè không?
Hãy sống với những ước mơ của bạn trong những hoạt động hàng ngày của mình. Mỗi ngày một tí để những ước mơ ấy trở thành hơi thở của bạn, trở thành động lực để bạn thức dậy mỗi sáng, trở thành độc lực giúp bạn đứng dạy sau khi thất bại, trở thành niềm tự hào cho dù chưa đạt mức thành công như mong muốn, v.v.
Trong hành trình theo đuổi đam mê, điều chắc chắn rằng bạn sẽ gặp những nhầm tưởng từ những hứng thú nhất thời nhưng tôi tin rằng càng hiểu rỏ về bản thân như tính cách, giá trị cốt lỏi, giới hạn tinh thần và thể chất, cũng như những ước mơ sẽ giúp bạn xác định đâu mới là niềm đam mê thật sự. Chúc bạn thành công. Bạn có thể chia sẻ bài viết này rộng rãi.
Theo: Thầy Truong Nguyen Thanh