? Nếu ai đã PhD xong hoặc bỏ giữa chừng, thì quyển sách này là hồi ức về những năm tháng tuổi trẻ hay những kỷ niệm với đời PhD.
Tại Việt Nam, với lĩnh vực du học bạn sẽ thấy 2 đầu sách: hoặc là nói chung chung về du học, hoặc là ngôn tình du học (Bật mí: đầu 2019, chắc chắn sẽ có 1 quyển sách viết chuyên sâu về học bổng du học dành cho bạn đọc). Nội dung thì chủ yếu quay quanh đời sống ở nước ngoài của du học sinh, 1 chút học hành cho bậc Đại học và Thạc sĩ. Và dĩ nhiên gần như chưa có quyển nào viết về bậc học Tiến sĩ cả. Cũng dễ hiểu vì nhu cầu ít người đọc.
Cho đến 1 ngày, 1 tác giả tên Tố Linh đã mạnh dạn viết cuốn “Nghiên cứu sinh” và giới thiệu trên group VietPhD đã làm mình chú ý. Và mình đã quyết định sở hữu 1 cuốn.
<Nhân dịp xin tri ân Tiki [bạn nào không đọc, cứ scroll down ah]: phải lòng vòng 3 tuần mới nhận được sách. Tuần đầu ship về văn phòng thì mình ốm nên là nhờ Tiki ship về nhà. Nhưng quy trình đổi địa chỉ ship thì hơi lâu nên lúc đi làm lại thì Tiki lại ship về nhà. Mình lại nhờ Tiki ship về văn phòng. Lúc ship về văn phòng thì đúng ngày hôm đó mình lại ở xưởng sản xuất của mình (nếu ai đó chơi lâu với mình thì sẽ biết mình có 1 xưởng sản xuất về lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và 1 tuần sẽ về xưởng làm việc 1 ngày). Tiki vẫn vui vẻ hỏi địa chỉ xưởng và ship lúc 9h tối thì nhân viên của mình trực xưởng nhận được sách. Tiki chắc là lỗ vốn với 1 bạn khách hàng như mình. Nhưng bạn shipper không hề phàn nàn, họ vẫn phục vụ rất vui vẻ. Xin tri ân Tiki đã hỗ trợ nhiệt tình.>
Trở lại với sách “Nghiên cứu sinh”. Mình dành 4h để đọc quyển sách này. Và khi đọc xong mình cảm giác như mình quay về thời làm PhD ở Châu Âu. Mọi chuyện giống như vừa mới diễn ra vậy và mình xin khẳng định : Làm PhD là giai đoạn bạn thử thách tính kiên trì của mình. Bạn nào không đủ tính kiên trì thì nghỉ đi cho nó khỏe các bạn ah. Bạn không lường được trước nó vất vả như thế nào đâu đặc biệt là với nhóm ngành thực nghiệm trong Lab.
Lẽ thường mọi người chỉ biết bạn ở 2 thời điểm: 1 là vừa đạt học bổng PhD- anh chị em chúc mừng ra rả trên comment Facebook với thả tim bay vèo vèo, 2 là chúc mừng khi thấy bạn đội áo mũ tốt nghiệp PhD với Giáo sư. Trông thật hoành tá tràng và oách xà lách. Chứ cũng ít ai hỏi bạn trong quá trình làm PhD với hỷ, nộ, ái, ố như thế nào cả. Nhưng bạn cũng đừng buồn, đời nó là thế. Có mấy ai quan tâm đến mặt sau của tấm huy chương.
Quyển sách viết về 1 bạn nữ (Ngân- vai nữ chính trong sách) trải nghiệm thanh xuân của mình với việc làm nghiên cứu sinh tại Mỹ ngành Sinh-tin với đủ loại sức ép. Tại Mỹ thì thường PhDer phải trải qua 2 năm courseworks ròng rã và phải thi. Nếu pass thì mới tập trung cho nghiên cứu toàn bộ. Riêng khoản thi thì US PhDer cũng lắm thăng trầm. Bạn nào làm PhD thì tự hiểu chỗ này. Nó khác hoàn toàn với làm PhD tại Châu Âu, cứ được học bổng PhD là có thể hoàn toàn đắm mình với “tình yêu khoa học”. Ở Mỹ, đời không như là mơ.
Nhân vật trong sách viết về mình và các câu chuyện của các PhD xung quanh trong Lab mình và Lab đối thủ. Viết về có 1 bạn “cú đêm” luôn hỗ trợ mình. Và dĩ nhiên là viết cả về mặt trái của khoa học. Và có những đoạn trong sách như viết hộ tiếng lòng của bất kì 1 PhD nào trên thế giới (3 thứ chỉ đạt 2).
Trong sách cũng kể những tình huống “Muôn cảnh PhD” qua cách để có funding để theo đuổi con đương nghiên cứu của mình.
Sách cũng nói về các giai đoạn hình Sin của 1 PhD cụ thể là 1 nhân vật Abby đến lúc cuối của chặng PhD áp lực đến nỗi quên giờ TA trên lớp mà TA lại là nguồn sống funding cho quá trình làm PhD của bạn này.
Ngoài ra trong sách còn viết về quá trình thay đổi suy nghĩ 1 nhân vật đi làm Fisher Scientific, sau đó tiếp tục làm PhD. Nhưng cuối cùng lại bỏ ra làm start-up (khởi nghiệp) trong mảng y tế.
Cuối cùng, nữ kép chính vẫn giữ lửa đam mê khoa học với mình mặc dù phải chuyển Lab và hướng nghiên cứu. Những bạn cùng Lab thì mỗi người một nơi đúng như sự đa dạng của nước Mỹ.
Vậy thì, 4 tiếng dành ra để đọc quyển sách này, tôi hay các bạn đọc sẽ rút ra được những gì:
*Làm PhD không dành cho những người yếu bóng vía
*Đời sống PhD nhìn chung là lập đi lập lại nhàm chán và phải đọc rất rất nhiều. Nếu BẠN thấy hợp thì mạnh dạn PLAY
*Làm khoa học không đơn giản và cạnh tranh để có funding trong khoa học cũng không kém gì so với đi kinh doanh, bán hàng. Tóm lại, giới khoa học CŨNG KHÔNG PHẢI DẠNG VỪA ĐÂU
*Đừng tôn thờ quá những người có bằng PhD vì khi xong PhD- Đó là cột mốc bắt đầu con đường nghiên cứu, hàn lâm. Đó cũng là 1 công việc mà thôi và mỗi người làm 1 việc
*Có hay không bằng PhD cũng không quan trọng bằng việc bạn biết rõ bạn thật sự muốn gì trong con đường sự nghiệp của mình mà ở đó PhD là 1 option
*Rất nhiều PhD bỏ lỡ giữa chừng với “tình yêu khoa học” và đa phần những đối tượng này có nguồn gốc Á Đông thường sẽ không đề cập đến điều này
Cuối cùng, những ai trước khi muốn dấn thân vào con đường làm PhD-Tiến sĩ nên đọc cuốn sách này. Ít nhất đọc xong quyển này bạn cũng nhìn ra được đời PhD nó như thế nào.
Nếu bạn thật sự đam mê khoa học, thích nghiên cứu và giảng dạy, thích chia sẻ với học trò: hãy làm PhD vì “chúng ta thuộc về nhau”
Đừng bỏ phí 4-5 năm làm Tiến sĩ chỉ để rạng danh gì gì đó mà hãy suy nghĩ nghiêm túc về cụm từ “chi phí cơ hội”. Cũng là 4-5 năm đó với nền tảng bằng Thạc sĩ đã có, bạn cũng có thể có nhiều thành tích trong chuyên môn. HÃY THỰC TẾ.
Mặc dù ngày nay, PhD mang tính thương mại hóa rất nhiều và thực tế cũng nhiều bạn có bằng PhD không chọn tiếp con đường nghiên cứ hay giảng dạy. Kịch bản ở đây là khi bạn đi làm, bạn cầm namecard của 1 người mà trên đó note PhD hay Dr., bạn sẽ tin tưởng hơn về trình độ và khả năng của người đó. Tại VN thì dạo gần đây khá phổ biến cái kiểu này mặc dù người chủ namecard đó đang làm 1 việc không liên quan mấy đến cái bằng PhD cả như trong network mình biết thì 1 anh PhD ở Hàn quốc giờ chuyên mua bán máy móc, 1 anh PhD IT thì giờ làm sale logistic,…
Câu cửa miệng của những anh chị này là: Ôi, chả nhớ cái bằng PhD để chỗ nào….
Thôi thì mình cứ chấp nhận và xem như đó là “muôn nẻo hậu PhD” vậy.
Source: Sách “Nghiên cứu sinh” của tác giả Tố Linh được review bởi Hoài Trần. Theo các nhân vật của sách thì tự nhận mình giống Ryan đến 80%.
P.S.: nếu bạn nào thật sự muốn làm PhD tại Canada lĩnh vực IT, Computer Science thì hiện Team mình đang tìm được 2 suất học bổng toàn phần đã có funding và sẽ support các bạn tối đa. Hãy liên lạc Team mình nếu bạn thật sự nghiêm túc với PhD.