Italy thế nào trong mắt bạn?
Hình ảnh nước Ý đã trở nên quá quen thuộc với người Việt chúng ta. Bằng nhiều hình thức truyền thông, phim ảnh hay sản phẩm tiêu dùng, nước Ý ít nhiều đã tạo nên những giá trị phi vật thể mà chỉ cần nói đến quốc gia này là ngay lập tức người ta liên tưởng đến chúng. Những thứ mà tôi tổng hợp được bao gồm : mỳ ống spaghetti, xã hội đen mafia, thời trang sành điệu, lãng mạn. Đây thường là tổng hợp những từ mà người ta thường gán cho văn hóa Ý. Nhưng liệu tất cả những từ này có phản ánh chính xác 100% những gì đang diễn ra trong lòng nước Ý không? Đôi khi đúng, đôi khi sai hoặc đôi khi đã từng đúng trong quá khứ nhưng không còn giá trị ở thời điểm hiện tại nữa. Dưới đây sẽ là danh sách các giá trị vô hình mà tôi liệt kê trên quan điểm cá nhân. Bài viết này là tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của tôi qua rất nhiều chuyến đi sang Ý cũng như thu thập được từ mối quan hệ bạn bè với nhiều người đến từ quốc gia này
1.Italia = spaghetti
Đây là một nét văn hóa truyền thống vẫn còn đúng trong xã hội Ý ngày nay. Người Ý vẫn là vô địch thế giới về số lượng mỳ ăn trong một năm. Ngày nào họ cũng ăn thứ này bởi nó là một phần không thể thiếu trong cấu trúc một bữa ăn bình dân tại nhà của họ. Trong một bữa ăn kiểu Ý, người ta thường phân ra ba phần : primo (tương đương khai vị) , secondo (món ăn chính), dolce (tráng miệng) , được diễn ra theo thứ tự thời gian. Mỳ Ý thường được ăn như là món primo. Chỉ có điều, mỳ Ý không chỉ gói gọn ở spaghetti. Spaghetti chỉ đơn thuần là một trong rất nhiều kiểu dáng mà người Ý có thể chế tạo ra. Họ còn có cả penne (mỳ hình thân bút chì), farfalla (mỳ hình cánh bướm), ….Nếu như spaghetti trở thành kiểu dáng mỳ duy nhất đại diện cho nước Ý, đó là bởi vì loại mỳ này được quảng cáo trên truyền thông tốt hơn số còn lại. Tôi tin rằng spaghetti đã trở thành thương hiệu thế giới bởi một loạt các bộ phim cao bồi miền Tây được trình chiếu trên màn ảnh nhỏ vào những năm 1970. Những bộ phim này, mặc dù bối cảnh lịch sử là cao bồi ở Mỹ nhưng dàn diễn viên làm lên tên tuổi lại là người Ý. Chính vì thế, thế giới hồi ấy gọi những bộ phim này là “Western Spaghetti”, những bộ phim cao bồi made in Italia.
- Italia = bánh Pizza
Một giá trị văn hóa khác vẫn đang rất thịnh hành trong xã hội Ý hiện tại. Cũng giống như mỳ Ý, đây là một món ăn cực kỳ phổ biến tại quốc gia hình chiếc ủng. Và còn tuyệt vời hơn nữa, đó là rất nhiều người phụ nữ Ý còn còn có thể tự làm được bánh pizza tại nhà. Tôi có dịp được ăn bánh pizza ngay tại gia đình người Ý và ngay trong gian bếp của họ được bài trí một cái lò bằng gạch nung để nấu bánh pizza. Nếu như có một yếu tố mà tôi thấy không khớp giữa bánh pizza thật sự trong lòng nước Ý và bánh pizza được chào bán ở nước ngoài, có lẽ là ở chất lượng của bánh. Tại Việt Nam chúng ta, tôi đã có dịp ăn bánh pizza của Al Fresco, Pepperoni, Pizza Hut và Mondo Gelato. Và tôi phải công nhận rằng bánh pizza ở Việt Nam đã được “Việt Nam” hóa rất nhiều để sao cho phù hợp với khẩu vị của thị trường trong nước. Tôi còn nhớ lần đến nhà hàng Mondo Gelato ở Hà Nội, biển thì ghi slogan rất to : “Chuyên ẩm thực Ý”. Ấy thế mà trên bàn không có lấy một lọ dầu ôliu để tôi ăn kèm bánh pizza. Hỏi nhân viên để họ lấy dầu ôliu, họ lại lấy cho tôi đĩa mù tạc xanh của Nhật Bản. Đúng là bull shit! Điều này vô hình chung đã làm cho nhiều khách hàng trong nước có nhìn nhận không chính xác về giá trị thật của bánh pizza chính hiệu trên đất Ý. Đối với người Ý, một chiếc bánh pizza ngon không nằm ở những thứ người ta rải bên trên (thịt, rau, …) mà là ở chính phần đế của bánh. Phần này đến từ bột mì và rất nhiều nghệ nhân làm bánh bên Ý có những bí quyết gia truyền trong khâu ủ bột và nhào nặn bánh. Một chiếc bánh pizza ngon, đó là chiếc pizza thậm chí chỉ có mỗi đế bánh thôi mà người ăn cũng phải tấm tắc khen ngon. Điều này khiến tôi liên tưởng đến món phở Việt Nam vậy, một bát phở ngon nằm ở sự thanh tao của nước phở chứ không phải ở một đống thịt bò và rau cỏ người ta cho vào trong bát. Một yếu tố nữa về bánh pizza Ý, đó là cách ăn nó. Người Ý có thiên hướng dùng tay bốc từng miếng bánh pizza , gập nó lại nhỏ hơn rồi mới ăn, chứ không sử dụng dao dĩa để cắm phập vào nó như một miếng thịt. Có chăng thì họ chỉ dùng dao dĩa để xắn bánh thành miếng cho dễ cầm tay. Tôi đã từng dùng dao dĩa và cắm phập vào miếng bánh để đưa vào mồm và đã bị bạn bè Ý “sửa” cho một trận. - Người Ý lãng mạn
Cái này thì tôi không dám chắc lắm nhưng tôi có cảm giác như nhiều người đang nhầm lẫn giữa từ “lãng mạn” và “lịch thiệp”. Tôi nói chuyện với rất nhiều dân phượt trên thế giới, họ rất hay sử dụng từ lãng mạn để ám chỉ người Ý (nam hay nữ). Từ lãng mạn thông thường được sử dụng trên khía cạnh tình yêu trai gái hoặc tình dục. Điều này vẫn rất đúng với người Ý, đặc biệt là đàn ông Ý. Khi trước mặt họ là một phụ nữ (không phân biệt tuổi tác, không phân biệt quốc tịch), họ đúng là luôn tỏ ra lịch thiệp, đặc biệt là trong trường hợp người phụ nữ này nằm trong tầm ngắm tán tỉnh của họ. Nhưng nếu không tính đến ngữ cảnh này, khó có thể nói rằng đàn ông Ý hay người Ý “lãng mạn”. Nếu bạn là du khách nữ, và bạn có ngoại hình bắt mắt một chút, không khó để bạn nhận được những sự nhòm ngó từ đàn ông Ý khi bạn đặt chân đến quốc gia này. Những câu như Ciao Bella (chào người đẹp) sẽ được đàn ông Ý đưa ra một cách tự nhiên. Họ yêu cái đẹp, đặc biệt là cặp giò và đôi mông của bạn. Và họ không cảm thấy quá ngại ngùng khi buông ra những lời ong bướm để tôn vinh cái đẹp của người phụ nữ. Trong số vô vàn người phụ nữ nghe và hiểu được câu này, một số có thể sẽ dừng lại, một số sẽ làm ngơ và bước đi tiếp. Trong bất cứ trường hợp nào, dù bạn làm ngơ hay hưởng ứng ciao bella, họ cũng không bận tâm cho lắm. Nếu bạn hưởng ứng, họ có thể coi đó là một sự “chấp thuận” từ phía bạn và có thể sẽ tiếp tục câu truyện tán gẫu, những cử chỉ hào hoa, coi bạn là người phụ nữ tuyệt nhất trên đời, và nếu có thể, cuộc gặp mặt ngẫu nhiên tưởng như vô hại đó có thể kết thúc bằng một cuộc làm tình nóng bỏng ngay trong đêm hôm ấy. Tôi đã bắt gặp những tình huống như vậy dưới nhiều tình huống khác nhau, đi party, đi hộp đêm, trong giảng đường, tại căng tin trường đại học, …Tất nhiên, những cô gái nằm trong trường hợp lên giường, thì tôi chỉ bắt gặp 95% gái Tây, 5% là gái Nhật , Trung Quốc và Thái Lan. Chưa thấy gái Việt nhưng tôi nghĩ là có. Nếu như bạn thông suốt sự phân tích của tôi, bạn sẽ dễ dàng nhận ra tại sao người ta gán cho đàn ông cái tên “romantic lover”, người tình lãng mạn. Một điều rất đúng dựa trên những gì tôi thấy. À, còn một điều nữa, nếu bạn xem bộ phim Under the Toscan sun, tôi nghĩ cuộc gặp mặt giữa Marcello và Francesca chứng minh rất rõ điều tôi nói.
Có vẻ như rất nhiều du khách quốc tế sử dụng “lãng mạn” của người Ý (đặc biệt đàn ông Ý) để ám chỉ luôn sự lịch lãm trong hoàn cảnh ứng xử hàng ngày. Người ta nghĩ rằng lãng mạn trong tình yêu hẳn cũng sẽ lịch thiệp trong giao tiếp ứng xử. Sai hoàn toàn! Bạn hãy hòa mình vào một dòng người chỉ 100% là Ý, bén mảng đến những nơi chỉ có người Ý bản địa. Bạn hãy thử xếp hàng xem, sẽ có những người Ý chen lên bạn như thể đúng rồi. Đừng nghĩ rằng 100% người Ý sẽ lịch thiệp tôn trọng vị trí xếp hàng. Trong cuộc sống hàng ngày, người Ý cũng là những người ăn to nói lớn và sử dụng rất nhiều cử chỉ tay (body language) để diễn tả lời nói của họ. Trong văn hóa Việt Nam chúng ta, rõ rằng ăn nói mà khoa chân múa tay thì có vẻ không được lịch sự cho lắm. Điều này cũng có vẻ đúng với một số quốc gia thuộc khối văn hóa anglo-saxon như Vương Quốc Anh, Bắc Âu và Đức. Họ không thích phong cách nói chuyện khá ồn ào của người Ý và thậm chí coi thường thói quen văn hóa này. Một chi tiết cuối cùng, người Ý rất hay sử dụng câu cửa miệng : “Va franculo!” (Đờ mờ mờ) thậm chí trong ngữ cảnh mà họ không nhất thiết phải tức giận hay bực mình với điều gì đó. Những dịp để tôi nhận ra điều này thì vô số và rất đa dạng : hòa mình vào trường đại học, được một gia đình Ý dẫn sang hàng xóm chơi, cùng đi party với một nhóm bạn Ý ….Thế nào? bạn còn thấy họ “lãng mạn” không?
- Italia = Mafia
Với rất nhiều người, mafia bên Ý có thật và rất nguy hiểm đến tính mạng, giống khủng bố đạo Hồi. Lại một giá trị văn hóa phi vật thể nữa gây tốn nhiều giấy mực. Trước khi bàn đến vấn đề tệ nạn mafia trong lòng đất Ý, cần phải nói rằng hình ảnh mafia đã được “quảng bá” quá tốt bởi phim ảnh Hollywood. Các bạn đều biết bộ phim The God Father (bố già). Chính vì người Mỹ và phim ảnh Mỹ có trọng lượng quá lớn trên diễn đàn quốc tế, vì thế nên những nước còn lại như Việt Nam chúng ta có phần thuận theo quan điểm chủ quan của họ. Bộ phim bố già nói trên là một trong rất nhiều kênh truyền thông phản ánh hình ảnh nước Ý nói chung và cộng đồng di cư Ý nói riêng trên đất Mỹ. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, đã xảy ra những làn sóng di cư ồ ạt từ Italia sang Châu Mỹ. Họ an cư lạc nghiệp tại rất nhiều quốc gia (Venezuela, Argentina, Brazil….) và Hoa Kỳ là điểm đến ưa thích nhất. Cộng đồng người Ý sinh sống trên đất Mỹ vào những năm 1930 thường là dân lao động văn hóa thấp, tầng lớp nông dân là chính. Vì thế, trong con mắt người Mỹ bản địa lúc bấy giờ, hình ảnh người Ý gắn liền với sự bẩn thỉu, nhiều lông và tất cả đều là băng đảng xã hội đen. Bộ phim bố già như là một kênh truyền thông phản ánh những thành kiến của người dân Mỹ đối với nước Ý. Đối với họ, tất cả người Ý tại nước Ý đều là mafia. Người Mỹ nghĩ thế, suy ra những nước chịu ảnh hưởng mạnh của phim ảnh Mỹ như Việt Nam cũng nghĩ thế. Vậy đó. Sự thật không phải như vậy. Và bạn cũng đừng có buột mồm nói rằng tất cả người Ý đều là mafia, đặc biệt là khi bạn giao tiếp với họ khi đặt chân đến nước Ý. Đây là một câu nói đùa hết sức ngớ ngẩn và vụng về. Họ sẽ cảm thấy như bạn đang xúc phạm họ. Cũng giống như kiểu một người ngoại quốc đến Việt Nam rồi nói với bạn rằng tất cả người Việt đều là người Trung Quốc và là thuộc địa của Trung Quốc.
Xã hội Ý loạn lạc đã từ lâu, điều này thì không phải bàn cãi. Những băng đảng xã hội đen mafia tồn tại từ hơn một thế kỷ nay và nó vẫn đang hiện diện trên đất Ý, chỉ có điều dưới muôn vàn hình thức và tôi tin rằng nó còn nguy hiểm hơn trước. Người ta thường nói rằng mafia bên Ý chỉ tồn tại phổ biến ở những tỉnh miền nam, đặc biệt là Campania, Sicilia và Calabria. Nhưng tôi tin rằng mafia đang tiềm ẩn trên toàn lãnh thổ nước Ý, tại mọi ngõ ngách dù là ở thành thị hay tại những ngôi làng hẻo lánh nhất. Chỉ có điều, nó sẽ không hiển thị ngay trước mắt du khách quốc tế như các bạn mà dưới dạng thanh toán giữa nội bộ người Ý với nhau. Vậy nên, du khách như chúng ta không có gì phải sợ sự hăm dọa từ mafia nhưng người dân Ý thì có đấy. Từ chính miệng những người bạn Ý của tôi kể ra, mafia hay thủ tướng Berlusconi là một thôi. Chính phủ Ý dưới thời Berlusconi là phiên bản bêta của mafia. Những vụ như tranh chấp hay bất đồng quan điểm giữa các bè phái kinh doanh dẫn đến chém giết nhau hay thủ tiêu ngầm không phải là chuyện hiếm trên đất Ý. Nhưng nó sẽ không hiển thị một cách rõ ràng trên báo chí hay truyền thông chính ngạch. Hãy nghe lời tâm sự từ chính người dân Ý, bằng miệng, và bạn sẽ hiểu ra vấn đề.
Còn một điều nữa mà tôi tin rằng các bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc bài viết của tôi. Đó là mafia trong lòng đất Ý không nhất thiết cứ phải là những băng đảng do người Ý bản địa cầm đầu. Tôi biết được điều này trong chuyến khám phá vùng Campania hè năm 2007, đặc biệt là ở thành phố Napoli. Đây là một trong những thành phố cảng quan trọng nhất của Ý và là điểm “đổ bộ” khá ưa thích của những thế lực mafia bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Lại bọn Tàu khựa à? Vâng đúng vây! Công đồng Hoa kiều đã âm thầm phát triển từ vài thập kỷ nay trong lòng nước Ý. Và tại những tính phía nam như Campania, nơi mà sự quản lý của chính quyền trung ương có phần yếu hơn, mafia Trung Quốc đã tận dụng những kẽ hở pháp luật để lộng hành ở đây. Họ sử dụng chiến thuật khá phổ biến trên thế giới, xây dựng một cộng đồng người dân nhập cư Hoa kiều, nhồi cho họ một đống tiền để phát triển nhà hàng và tạp hóa. Dần dần, họ tập trung thành một cộng đồng mạnh, cố tình gây ra những điều phiền toái cho hàng xóm người Ý để rồi người Ý buộc phải bán rẻ nhà cho người Tàu để chuyển đi nơi khác. Thôn tính từng dãy nhà vốn thuộc về người Ý, người Tàu dần dần tạo ra những khu phố chinatown, với sự hậu thuẫn rất lớn từ các băng đảng mafia. Dạo chơi tại một số khu phố của Napoli, bạn sẽ có cảm giác lạc vào những khu phố ổ chuột bẩn thỉu mà tại đó, toàn là Tàu khựa với mấy kiểu tiếng xì xà xì xồ rất đặc trưng. Người Tàu dần dần cầm trịch về mặt thương mại, nắm trong tay khá nhiều cửa hàng vốn dĩ cũng thuộc về người Ý, họ mua lại với giá thanh lý, sau khi đã sử dụng những tiểu xảo đê tiện để dồn tiểu thương Ý vào con đường phá sản. Chính quyền địa phương tỏ ra bất lực trước việc tiêu diệt mafia Trung Quốc. Một điều đơn giản là vì bản thân các băng đảng mafia khác của Ý cũng đang có thiên hướng bắt tay với mafia Trung Quốc vì mục đích tư lợi. Và vì thế, người dân Ý giống như những con thiêu thân mỏng manh trước thế lực mafia ở đây. Để kết luận, mafia trên đất Ý không còn là đặc sản của người Ý bản địa mà còn có cả Trung Quốc nữa.
- Con gái Ý sexy
Không phủ nhận người Ý nói chung rất chau chuốt về vẻ bề ngoài, đặc biệt trong phong cách ăn mặc và trang điểm mỗi khi họ ra ngoài. Tuy nhiên, không phải vì thế mà 100% phụ nữ Ý đều đẹp tuyệt đỉnh đến mức nam giới nhìn thèm rỏ rãi. Tôi không phủ nhận việc xác xuất bạn bắt gặp một cô gái Ý xinh đẹp sẽ cao hơn so với các quốc gia phương Tây khác như UK hay Bắc ÂU. Nhưng tôi cũng đã từng gặp không ít gái Ý xấu thảm hại. Có hai yếu tố chính tôi nhận thấy ở đây : hiệu ứng trang điểm và chế độ ăn uống.
Người ta có câu : “không có người phụ nữ nào xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”. Có lẽ phụ nữ Ý là những người thấu hiểu câu nói này nhất. Họ luôn biết cách chăm sóc bản thân, sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật trang điểm và phối đồ thời trang để tạo ra một vẻ bề ngoài bắt mắt nhất có thể. Trên đất Ý, không có chuyện người Ý ra đường trong bộ trang phục lôi thôi lếch thếch. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thậm chí chỉ là đi dạo ngoài công viên, họ luôn đảm bảo việc ăn mặc chỉn chu. Nhưng nếu như bạn có dịp nhìn con gái Ý khi họ không ra đường, khi họ ở nhà với khuôn mặt mộc, không trang điểm. Chà….tôi không dám chắc rằng các bạn sẽ tiếp tục nói rằng họ xinh tuyệt đỉnh. Nhưng tôi nghĩ cái này thì cũng đúng với bất cứ cô gái ở quốc gia nào thôi.
Điều thứ hai nằm ở sự phân hóa giàu nghèo Bắc Nam trên đất Ý dẫn đến chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ eo của phụ nữ Ý tại các tỉnh miền nam. Trong tiếng Ý, người ta hay dùng từ mezzogiorno để ám chỉ những tỉnh nằm ở nửa phía nam của nước Ý, tính từ thủ đô Roma trở xuống. Trong số các tỉnh này, vùng Campania và Sicilia nổi danh hơn cả. Tại đây, tỷ lệ dân số nghèo rất cao, điều này gián tiếp dẫn đến việc những thực phẩm mà người dân mua về hàng ngày mang hàm lượng chất béo cao. Tại các nước phương Tây, những món ăn càng mang tính bio, không gây béo, thì giá thành càng cao. Người dân nghèo không có tiền mua những thứ đồ này, sẽ có thiên hướng tống vào bũng những thực phẩm chất lượng kém và nhiều chất béo hơn. Xác xuất bạn bắt gặp những phụ nữ Ý béo phì sẽ cao hơn rất nhiều so với miền bắc nước Ý.
- Người Ý tóc đen và có làn da rám nắng
Đây là trí tưởng tượng rất phong phú của tôi! Mà có lẽ cũng có nhiều người có quan niệm giống tôi về vẻ bề ngoài của người Ý. Nếu bạn nhìn vào đội hình của đội tuyển Ý của những Gianluigi Buffon, Filippo Inzaghi, Cristian Vieri, Francesco Toldo, Del Piero, hầu như tất cả bọn họ đều là tóc đen và làn da nâu rám nắng. Còn trên phương diện điện ảnh? Chúng ta có Monica Bellucci. Còn tên phương diện người mẫu thời trang? Chúng ta có Elisabetta Canalis. Tuy là những đại sứ biểu tượng cho nước Ý, nhưng vẻ bề ngoài của họ không đại diện cho người Ý. Đúng là trên thực tế, những người Ý có ngoại hình như trên rất phổ biến nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp những người Ý mắt xanh mũi lõ nhan nhản trên đường. Tôi đã từng tự đặt câu hỏi tại sao lại như vậy và tôi được đọc một bài viết với những lời giải thích nghe cũng lô-gích. Lịch sử nước Ý là sự trồng chất của những cuộc dịch chuyển dân số từ nhiều vùng của Châu Âu. Chúng ta đều biết đến đế chế La Mã. Sau khi đế chế này tan rã vào cuối thế kỷ IV, đã từng có nhiều bộ tộc nhỏ ở các quốc gia lân cận tràn sang xâm chiếm và định cư lâu dài, rồi sinh con đẻ cái với người địa phương dẫn đến sự pha trộn dòng máu. Nổi bật nhất có lẽ phải kể đến làn sóng tấn công của người Viking phương Bắc vào thế kỷ thứ X rồi định cư lâu dài ở đảo Sicilia và Campania. Điều này giải thích một phần vì sao ngày nay có nhiều người Ý mắt xanh mũi lõ và tóc vàng giống kiểu Đan Mạch hay Na Uy. Ở phía bắc nước Ý, do giáp với Thụy Sỹ và Áo nên sẽ có sự pha trộn với dòng máu German, cao to và tóc vàng. Tiếp đến, miền nam nước Ý, đặc biệt là đảo Sicilia, Sardegna và Campania trong một khoảng thời gian chịu ách thống trị của người Ảrập đến từ Bắc Phi và Trung Đông. Sự pha trộn với dòng máu Ảrập đã tạo ra dòng con lai lông lá rậm rạp và mái tóc đen, một điều còn thấy phổ biến rất nhiều ở những vùng này ngày nay.
Để kết luận bài viết này, tôi chỉ muốn nói rằng, để hiểu được một nền văn hóa chính xác nhất, bạn không thể chỉ nhìn quốc gia đó qua màn ảnh nhỏ hay sách vở. Tự bạn phải có những cố gắng của bản thân để mắt thấy tai nghe. Nếu như du lịch đến quốc gia đó, và giao lưu với người bản địa là cách tốt nhất để tìm hiểu, thì có bạn bè là người bản địa cũng là một điều tốt. Còn nếu như bạn đến nước Ý chỉ để chụp ảnh thì bạn sẽ mãi mãi chỉ nhìn thấy nước Ý qua khung máy ảnh của bạn.
————————————————————————————————————————————–
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của bạn Nguyễn Văn Thái- website medulich.vn.
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.