Chân thành cảm ơn anh Hồ Đắc Ngã đã giúp các bạn được hiểu chính xác hơn về các “huyền thoại” hay tin đồn về học PhD ngành business tại Mỹ.
Thời gian gần đây mình nhận được nhiều câu hỏi về việc đi học PhD về business ở Mỹ. Qua nhiều câu hỏi, mình nhận ra có quá nhiều huyền thoại được lưu truyền trong giang hồ. Huyền thoại mà vui vui khuyến khích mọi người thì không nói làm gì. Nhưng nhiều huyền thoại này đã làm cản trở nhiều người nên chắc là mình cũng nên kết thúc nó.
Huyền thoại 1: Bằng Việt Nam không sử dụng được ở Mỹ.
Sự thật là đã có rất nhiều người sử dụng bằng Việt Nam để đi học tiếp và làm việc ở Mỹ. Khi xét tuyển PhD students, đúng là họ có quan tâm đến trường mà bạn đã học. Nhưng chỉ có khác biệt giữa trường tốt và trường không tốt. Nếu bạn đến từ 1 trường Việt Nam mà họ không biết thì cũng giống như đến từ 1 trường ở Mỹ mà họ không biết. Họ sẽ sử dụng những tiêu chí khác mà đánh giá bạn. Do đó, nếu bạn tốt nghiệp ở 1 trường ở Việt Nam mà họ biết (ví dụ như đã có người tốt nghiệp trường đó học với họ và được đánh giá cao) thì là một lợi thế. Lưu ý là trường ở Mỹ thường cho điểm rất cao (điểm tốt nghiệp 4/4 không phải là hiếm), nên khi so sánh điểm thì các bạn tốt nghiệp ở Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Do đó, các bạn nên ghi chú thứ hạng tốt nghiệp vào trong hồ sơ sẽ làm cho họ so sánh công bằng hơn, ví dụ điểm 3.2/4, ranked 2nd in the class of 200.
Huyền thoại 2: Phải tốt nghiệp Master mới được học PhD.
Sự thật là họ chỉ quan tâm đến bằng đại học của bạn vì đó là căn bản cần thiết để học PhD còn master và đặc biệt là MBA chủ yếu đào tạo kỹ năng làm việc ngoài industry mà không liên quan lắm đến nghiên cứu nên họ không quan tâm lắm và không có cũng không sao. Rất nhiều PhDs ở Mỹ học thẳng từ đại học lên. Nếu bạn xác định đi theo academics thì không nên học master mà nên học thẳng lên PhD để tiết kiệm thời gian. Lưu ý là nhiều trường sẽ cắt funding của bạn từ 5-6 năm xuống 4-5 năm nếu bạn đã có master, nhưng phần lớn là bạn không transfer được credits từ master lên PhD.
Huyền thoại 3: Phải tốt nghiệp ngành business ở dưới mới được học PhD về business.
Sự thật là rất nhiều PhD students ngành business tốt nghiệp đại học (và có thể master) ở nhiều ngành khác nhau như science, engineering, psychology … Bạn không cần có bằng gì về business hết khi apply để học PhD in business.
LIÊN HỆ TÌM MENTOR NGAY- CLICK HERE
Huyền thoại 4: Học bổng học PhD in business rất hiếm.
Sự thật là phần lớn các chương trình PhD in business đều có funding. Ngoài việc được miễn học phí, bạn còn được cấp stipend vừa đủ sống. Đây là cách tìm fundings để đi học (Du học Hoa Kỳ: tìm học bổng dễ hơn bạn tưởng).
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ TÌM MENTOR APPLY PHD TẠI US-CLICK HERE
Huyền thoại 5: Phải có research proposal khi apply học PhD in business. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD trong ngành business không đòi hỏi phải có research proposal. Khi mình apply, mình có viết trong statement of purpose một research idea mà mình muốn làm. Khi đến trường gặp các giáo sư lần đầu mình có hỏi là nếu sau này mình làm đề tài khác thì sao. Mấy ổng cười nói là nếu mà cậu không làm đề tài khác thì đó là thất bại của chương trình. Trong quá trình lấy courses trong 2 năm đầu, cái nhìn về research của mình thay đổi rất nhiều. Mỗi seminar đều đòi hỏi mình phải viết research proposals cho từng seminar. Từ từ mình mới hình thành nên research stream của mình một cách độc lập với các thầy.
Huyền thoại 6: Cần phải liên lạc với giáo sư hướng dẫn trước khi apply. Sự thật là các chương trình PhD trong business là do department tuyển và cấp funding cho students chứ không phải do từng giáo sư tuyển và cấp funding như các chương trình bên science và engineering. Các bạn nên apply trực tiếp cho department. Quá trình học coursework là thời gian thích hợp để tìm hiểu từng giáo sư và tiếp cận với các giáo sư để làm việc chung. Bạn không nhất thiết làm với 1 giáo sư mà có thể làm với nhiều giáo sư khác nhau trong nhiều dự án khác nhau.
Huyền thoại 7: Người châu Á rất khó thành công khi học PhD in business ở Mỹ.
Sự thật là người châu Á chiếm hơn phân nửa số PhDs in business ở Mỹ những năm gần đây. Bạn có thể kiểm chứng điều này khi vào các trường business của Mỹ và xem profiles của các giáo sư mới tuyển gần đây. Bạn sẽ thấy người châu Á rất nhiều.
Cả 7 huyền thoại này các bạn đều có thể kiểm chứng bằng cách đi vào website của các trường lớn ở Mỹ để đọc CV các PhD students của họ.
Chân thành cảm ơn anh Hồ Đắc Ngã về 1 bài viết rất hay và nhiều sự thật đến ngỡ ngàng.