Mỗi bài học ở Nhật Bản đều bắt đầu với một kiểu nhất định và đồng loạt như sau “Nào hãy cùng thử lại lần nữa, tư thế này của các em thật sự chưa tốt.”_Một giáo viên nói với một lớp học lớn với những học sinh từ 6 đến 7 tuổi.
Sau đó, cô giáo nhắc nhở tất cả học sinh phải để bút, sách giáo khoa hay giấy ghi chú lên phía bên trái và đầu bàn của mỗi học sinh. Các học sinh đều tuân thủ theo một cách triệt để mà không hề có một từ phản đối nào.
Một vài giờ sau đó, học sinh bắt đầu im lặng xếp hàng và chuẩn bị cho bữa ăn trưa của chúng.
Đến khi kết thúc nền giáo dục riêng thì văn hóa tư tưởng thủ cựu vẫn tồn tại. Mỗi năm, hơn nửa triệu sinh viên Đại Học bắt đầu tìm kiếm việc làm với nhau.
Bước đầu tiên để hoàn thiện hồ sơ là viết thư tay hay còn gọi là CV, bởi vì nhiều người Nhật Bản tin rằng có thể đánh giá tính cách và đặc điểm của riêng học sinh bằng cách này.
Họ đi xin việc với một trang phục “đen toàn tập” mà được xem như là “chuẩn mực đồng phục”, sau đó họ tìm kiếm đến hàng trăm công ty. Màu sắc trang phục, xanh đậm hay đen, sẽ được đề nghị để phù hợp với công việc mà họ đang tim kiếm.
Sự phá cách không được khuyến khích, hầu hết giáo viên và những người tư vấn nghề nghiệp sẽ nói rằng nó không hề hợp thời trang.
‘Withdrawn’ generation
Mùa săn việc đã trở thành một mùa quan trọng của cuộc sống Nhật Bản, thậm chí nó đã ảnh hưởng đến biệt danh để gọi cho từng thế hệ.
Ở Nhật Bản, không có thế hệ X,Y,Z.
Sinh vào nằm 1981, tôi được cho như thuộc về thế hệ “công việc đóng băng”, khi mà sinh viên tốt nghiệp Đại học phải vật lộn để kiếm được công việc vì tình hình Kinh tế. Điều này được tin là lí do mà con số sinh viên “withdrawn” hay “hikikomori” đạt đến cao nhất, khi mà hầu hết họ đều không chịu rời khỏi “cái tổ” của mình sau khi cảm thấy họ bị xã hội quay lưng.
“Tôi học tiếng Anh tại trường nhưng không muốn học thêm để có thể làm việc ở nước ngoài sau này.” Yoko Sato, Jobseeker.
Những thế hệ trước may mắn hơn nhiều, họ được biết như “thế hệ bong bóng”, họ bước vào cuộc sống và tìm việc khi Kinh tế Nhật Bản đang trên đỉnh cao.
Có sự khác biệt hoàn toàn giữa những người đã chứng kiến “sự bùng nổ” của kinh tế Nhật Bản và giới trẻ ngày nay.
Có một biệt danh cho họ, “thế hệ thoải mái” là được dùng nhiều nhất; vì họ được giải phóng khỏi hệ thống giáo dục nhồi nhét, quá nặng nề.
“Thế hệ giác ngộ” lại là một trường hợp khác; họ được cho là những người biết đến Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế và học được cách không trông đợi vào bất kì cái gì, kể cả sự giàu có hay thậm chí là tình dục.
Cảm thấy tự tin và bất hạnh là điều dĩ nhiên trong cuộc khảo sát hàng năm của chính phủ cho giới trẻ từ 13 đến 29 tuổi. Ít hơn 1 nửa dân số được hỏi (45.8%) cho biết họ hài lòng với bản thân; so với 86% ở Mỹ và 83.1% ở Anh và 71.5% ở Hàn Quốc.
Thanh niên bị “chán nản”.
Gần 80% được khảo sát nói rằng họ cảm thấy chán nản trong suốt cả tuần, nhiều hơn gấp đôi con số được khảo sát ở Đức. Một phần ba trong số họ không nghĩ rằng mình sẽ được hạnh phúc khi 40 tuổi.
Đây cũng là thế hệ mà được biết như là thế hệ không thể chịu đựng rủi ro.
Ví dụ, số lượng sinh viên học ở nước ngoài đã giảm gần 30% từ năm 2004 tới 2012 (từ 82.945 còn 60.138). Đó là theo số liệu của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ.
“Tôi đã học tiếng Anh ở trường, nhưng tôi không có mong muốn nghiên cứu nó hơn nữa để có thể làm việc ở nước ngoài,” Yoko Sato, người mà tôi đã gặp tại một diễn đàn tuyển dụng ở Tokyo nói. “Nếu tôi có được một công việc với một công ty Nhật Bản, điều đó ổn định hơn nhiều.”
Đó là một thái độ bị ảnh hưởng từ cha mẹ, người cố vấn của chính phủ, William Saito nói.
“Cha mẹ luôn lo sợ con mình rơi khỏi những gì được biết đến tại Nhật Bản như những thang cuốn, như cách họ đã trải qua.
“Vì vậy, nếu bạn không tiến triển như sự khắng khít của chìa và ổ khóa với các đồng nghiệp của bạn trong việc tìm kiếm một công việc và nhận được thăng tiến, họ cảm thấy rằng họ sẽ bị bỏ lại đằng sau và rằng sự chênh lệch sẽ tăng,” ông cho biết thêm.
Ngay cả sau khi họ nhận được một công việc, hơn một nửa số nhân viên mới tại các công ty Nhật Bản nói rằng họ không muốn được bổ nhiệm ở nước ngoài, theo Hiệp hội quản lý Nhật Bản.
Cải Tổ Giáo Dục
Chính phủ muốn thay đổi suy nghĩ này. Họ hy vọng sẽ tăng gấp đôi số sinh viên Nhật Bản đang nghiên cứu ở nước ngoài vào năm 2020.
Họ cũng đã thay đổi chương trình giáo dục để tất cả học sinh tiểu học sẽ được học tiếng Anh từ năm 10 tuổi khi đang học lớp 5. Trong khi theo hệ thống trước đó, sinh viên trong các trường công lập không học tiếng Anh cho đến khi họ được học tại một cơ sở trường trung học ở tuổi 13.
Rõ ràng rằng ta phải cải tổ nhiều hơn chỉ đơn giản là các kỹ năng ngôn ngữ, và chính phủ đang cố gắng để cải tổ toàn diện các hệ thống giáo dục và việc làm như một phần của chính sách kinh tế của nó được gọi là Abenomics, triển khai bởi Thủ tướng Shinzo Abe.
“Tại Nhật Bản, người ta cố gắng để có được vào một trường đại học tốt để có được vào một công ty tốt, nhưng nó sẽ trở thành một cửa sổ rất hẹp về cách bạn đánh giá một con người”, ông Saito nói.
Ông cũng mô tả các quá trình tuyển dụng hiện nay, trong đó phân biệt giữa nhân viên mới và nhân viên đã có kinh nghiệm, như việc “phân biệt đối xử” bởi vì giáo dục đã thất bại trong việc sử dụng tốt nhất tài năng của đất nước.
Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã sản xuất hàng triệu học sinh theo 1 khuôn mẫu nhất định, những người sẽ làm việc nhiều giờ và cống hiến cuộc sống của họ để lao động và lao động. Họ như những đội quân ăn lương đằng sau sự phục hồi của Nhật Bản từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng để làm cho các thế hệ tương lai cạnh tranh hơn ở nước ngoài, các hệ thống cũ cần phải được cải tổ.
Source: http://www.bbc.com/news/business-32013613
—————————————————————————————————————————————-
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn bài dịch của bạn Erika Wyatt Tran – Du học sinh Anh
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.