Cuối tháng 9, mình đi dự hội thảo Grace Hopper Celebration (GHC) ở Texas. Đây là hội thảo Công Nghệ đanh cho phụ nữ lớn nhất thế giới. Hồi mình apply học bổng của trường, mình cũng chẳng biết đấy là cái gì, mãi đến khi đi học ở Microsoft thì mới biết “sức mạnh” của hội thảo này. Hội thảo kéo dài 3 ngày và quy tụ vài trăm công ty lớn đến để tuyển dụng tại chỗ và thuê luôn tại chỗ.
Mình được hai offers và sau hội thảo thì mình phỏng vấn thêm 3-4 nơi nữa (vẫn trong quá trình phỏng vấn tiếp). Nói qua vậy để các bạn đang nhăm nhe xin internship hay fulltime job ngành công nghệ mau chóng tìm hiểu thêm về hội thảo này. Hồ sơ học bổng đầu năm sau sẽ mở nên các bạn chú ý nhé.
Còn dưới đây là một số kinh nghiệm của mình:
1. Trước hội thảo:
a. Kiếm vé: Tiền vé khá đắt ($500) nên mình khuyên các bạn
i. Apply cho học bổng của AnitaB (đơn vị tổ chức), trường học, công ty đang làm, hay các công ty công nghệ lớn (GG, FB, Twitter, tham khảo thêm tại: https://github.com/Ladies-Storm-Hackathons/GHC-Scholarships) để xin học bổng.
ii. Đợi link survey của AnitaB (nếu có): Trường mình cho học bổng xong cũng ko mua được vé (23 nghìn vé bay veo trong 30 phút) nên mình quay ra xin Microsoft. Thế nhưng Microsoft bảo chỉ cho tiền được thôi chứ vé hết rồi không xin được. Cuối cùng là mình may mắn được bạn gửi cho một cái survey để đăng kí nếu có vé thừa của khách mời. Mình không rõ tại sao bạn mình kiếm được survey đó nhưng sau mình share cho các bạn khác thì hình như cũng không ai xin thêm được nữa.
iii.
a.Mua vé:
Các bạn đừng tiếc vì mình nghĩ đây thật sự là đầu tư xứng đáng. Ngoài ra là thị trường phe vé sôi động hơn cả vé đi concert của BTS nên các bạn bán lại cũng lãi khối tiền.
b. Nộp hồ sơ vào resume database:
i. Công ty sẽ vào đây kiếm sinh viên và có thể sẽ hẹn phỏng vấn qua điện thoại + kiếm tra trình độ qua Hackerrank. Nếu bạn qua được thì bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp ở GHC.
ii. Database sẽ KHÔNG hỏi bạn có cần sponsor H1B visa không nhưng sẽ hỏi bạn có được đi làm ở Mỹ không: Nhớ đánh dấu “Yes” vì du học sinh được phép đi làm hợp pháp ở Mỹ trong thời gian OPT/CPT
iii. Nếu hồ sơ công ty hỏi là có cần sponsor H1B không thì mình thường trả lời là không cho những công ty mình nghĩ là có thể thương thảo được (vì mình có STEM OPT), còn với những công ty mình biết có sponsor thì mình nói là có. Một số công ty viết là “không sponsor/need citizenship” thì mình không apply. Ví dụ như BoA sau khi phỏng vấn thì đã quyết định đưa mình làm “exception case” để xem xét tài trợ.
c. Resume, work sample, and biz card:
i. 30 bản resumes, 50 business cards, và quần áo, giày dép thoải mái. Mình đi khoảng 12,000 bước mỗi ngày (chỉ quanh quẩn trong cái hội thảo đấy) và cũng dung hết đống resume mang đi. Business card thì đừng design quá cầu kì (trừ khi bạn là UX,UI) vì đây là hội thảo công nghệ mà.
ii. Tablet để show online portfolio: Mình đã làm vội một cái website (dùng Wix cho tiện) như một PowerPoint slides bao gồm career timeline, một số projects mình đã làm (hầu như là charts), và hai thư giới thiệu. Sử dụng portfolio này thế nào mình sẽ nói tiếp ở dưới đây.
d. Chuẩn bị cho interview và elevator pitch:
i. Đọc sách: Mình đã đọc hết quyển cracking the PM interview và tạo một Excel file như sau để chuẩn bị cho các câu hỏi chung chung về tính cách
ii. Tập nói trước gương về câu giới thiệu bản thân trong 30 giây:
Mình tập trung vào ba điểm chính: Mình là ai, mình đã làm được gì, và mình muốn gì (ở công ty họ). Phần cuối mình có chỉnh thêm cho từng công ty.
“ Hi, my name is Phoebe, a senior at Baruch College in New York City. I was a Data Science Scholar at Microsoft where I did research about the metro system of the city. And I’m going to CODE@MIT next month to present it! I am really excited about the career in Data Science and I really want to learn more about the opportunity at your company.”
iii. Nếu mà nhịp nói chuyện tốt (thường thì người ta hỏi them mình về project mình làm) thì mình rất “tự nhiên” giở điện thoại ra và cho họ xem cái demo mình để ở website. Khi interview thì mình còn bê luôn máy tính vào để thuyết trình. Nói 5 phút xong thì nhận được luôn offers ?
2. Trong hội thảo:
a. Networking:
i. Hãy đi bus thay vì đi Uber/Lyft: Chủ động bắt chuyện với một ai đó ở hội thảo này là điều THÔNG MINH nhất mà bạn có thể làm. Mình đi bus cả ba ngày, hầu như đều ngồi cạnh những người rất thú vị (và rất giỏi). Một ví dụ là ngày đầu tiên mình ngồi cạnh một chị làm ở Google Brain và đã từng làm ở MSR. Thế là nói chuyện click luôn và chị đấy đã chủ động về add LinkedIn của mình. Thậm chí là trên máy bay đến hội thảo thì mình cũng nói chuyện với cả mấy cô/chị luôn vì mình đoán 99% là họ cũng đi hội thảo như mình.
ii. Khi gặp các công ty: (thường là phải xếp hang 15’-30’ để gặp được một nhà tuyển dụng hoặc HR)
Mình khuyên là các bạn NÊN ĐẾN THẲNG CÔNG TY MÌNH THÍCH ngày đầu tiên!!!
Vì lúc đấy các công ty vẫn còn lịch trống để phỏng vấn một số người họ gặp ở hội thảo (thường là họ đã bị booked hết từ trước hội thảo rồi). Đến ngày thứ 2 thì chắc chắn không còn chỗ trống đâu. Các cụ Việt Nam bảo trâu chậm uống nước đục cũng hơi đúng.
· Không nên mất công đến nói chuyện với mấy công ty không tuyển sinh viên quốc tế (ví dụ như: Grant thornton, Các banks như JP Morgan, BoA, Capital One, Workday, Thompson Reuter, Zillow )
· Đến công ty mình thích mà chưa nói chuyện đươc với người mình yêu (người làm/tuyển dụng ở vị trí muốn apply) thì mạnh dạn hỏi người ở công ty đấy là mình nên nói chuyện với ai cho vị trí này thì phù hợp
· HỎI THẲNG là mình rất yêu thích công ty/công việc này và mình có kinh nghiệm như này, CÔNG TY CÓ ĐANG CÒN CHỖ PHỎNG VẪN KHÔNG? MÌNH RẤT MUỐN ĐƯỢC THỬ! Hầu như là hỏi xong mình đều được phỏng vấn hoặc là được trả lời là sẽ contact sau hội thảo.
b. Phỏng vấn:
i. Chuẩn bị trước ở nhà câu chuyện của bản thân
ii. Cười nói như là mình đang ở Disneyland
iii. Nhận offer
Mình không viết nhiều ở phần này vì 1) có rất nhiều tài liệu online dạy interview, 2) interview của mình hơi dễ quá. Mình hầu như là nói chuyện với những người phỏng vấn chứ không có gì quá cứng nhắc. Mình có mang projects của mình vào đấy và show cho các cô xem. Hai cô ở Walmart còn rơm rớm khi mình kể chuyện và sáng sớm hôm sau thì gọi mình ra để đưa offer letter luôn trước khi hai cô ý bay về nhà. Điều đấy có nghĩa là phỏng vấn ở hội thảo DỄ hơn rất nhiều. Và nếu bạn có tiền đề tốt thì có hội có offer là rất cao.
3. Sau hội thảo:
a. Follow up với TẤT CẢ những người mình đã gặp (qua LinkedIn hoặc emails). Đây chắc là phần vất vả nhất.
b. Chuẩn bị interview sau hội thảo: Phần này thì như mọi interview khác. Có điều thì mình thấy HR làm các bước nhanh hơn vì họ biết mình có thể có vài offers sau hội thảo rồi.
Trong thời kì nước Mỹ càng ngày càng khó ở với dân nhập cư cũng như là du học sinh, mình thấy các bạn Trung Quốc và Ấn Độ siêu đoàn kết để giúp đỡ nhau.
Đi hội thảo này xong mình càng thấy là mình cần cộng đồng của mình để có thể cảm thấy tự tin hơn, vững vàng hơn ở đấu trường quốc tế. Mình đã nhận được vô số sự giup đỡ của các anh chị Việt Nam trong quá trình phát triển sự nghiệp và bản thân.
Vậy nên mình mong là cái note này của mình có thể giup được các bạn Việt Nam khác. Mình sẽ dịch bản này sang tiếng Anh và up lên LinkedIn sau nhưng ưu tiên viết tiếng Việt trước . Đáng ra nên viết sớm hơn để cho đúng mùa tuyển dụng nhưng mình bận quá, hôm nay mới được nghỉ để viết. Có lỗi chính tả/ngữ pháp thì mong được lượng thứ vì mình vừa ngồi trên xe bus vừa gõ kì cạch ? Cảm ơn các bạn đã đọc chiếc note siêu dài này.
Theo: FB Note Phuong Nguyen