Kinh nghiệm xin thực tập ở châu Âu (Phần 2)
Hi mọi người,
Bài trước mình đã viết cụ thể về một số bước cần chuẩn bị khi xin thực tập ở Châu Âu. Bài này ngắn gọn hơn, mình sẽ nói một số điểm lưu ý khi xin thực tập:
– Về Linkedin: Update như thế nào?
Bạn có thể nhờ sếp, hoặc đồng nghiệp ghi comment trong Linkedin của bạn, thái độ làm việc, tinh thần học hỏi, thái độ với cuộc sống…
Bạn cũng có thể nhờ sếp và đồng nghiệp endorse những kĩ năng của bạn, cái này nó giống như việc like trên FB, càng nhiều người endorse thì CV của bạn càng tin cậy.
Bạn nên ghi những hoạt động tham gia trong thời gian học ở trường đại học vào trong phần đó, và ghi cụ thể phía dưới.
– Về nộp đơn: Mình có nhắc đến là mình nộp đến hơn 100 cái đơn một cách nghiêm túc. Đây là một sự kiên trì, mình cũng thừa nhận từ sau khi leo núi về mọi việc mình làm kiên trì hơn trước. (Small step by small step)
Mình nộp vào mỗi cuối tuần, trong tuần mình đi học nên mình không tìm kiếm nhiều. Mình có nói là mình nộp từ tháng 12 đến tầm cuối tháng 3, trong vòng 4 tháng, mỗi tháng mình nộp chừng 20 cái đơn, thì mỗi tuần tầm 5 cái. Được gì từ việc này?
– Các công ty sẽ thường xuyên mở đợt tuyển dụng, mình nộp đều đặn sẽ tốt hơn là nộp 100 cái đơn rồi ngồi đợi. Nên cái kiên trì ở đây là làm đều đặn mỗi tuần.
– Tầm 5 đơn mỗi tuần thì mình sẽ có thời gian đầu tư kĩ lưỡng cho nội dung đơn cũng như tìm được công việc phù hợp với bản thân.
– Thời gian nộp đơn cũng khá là quan trọng, nếu tìm được một vị trí ưng ý thì nên nộp đơn ngay, không nên chần chừ vì chưa đến deadline. Vì sao?
Chẳng hạn như vị trí mình apply, hết hạn nộp đơn ngày 15 tháng 7 (lúc mình đọc thông báo tuyển dụng), nhưng sau khi phỏng vấn và nhận mình vào buổi chiều, thì tối mình lên không còn thấy thông tin tuyển dụng của vị trí đó nữa. Nghĩa là họ đưa ra hạn nộp đơn ban đầu, nhưng nếu họ tìm được người ưng ý thì vị trí đó sẽ không còn open ngay lập tức.
– Về phỏng vấn: Cần gì trên bàn lúc phỏng vấn:
+ Một cây bút, giấy >> để ghi chú lại lúc họ hỏi mình, có thể hỏi những câu hỏi ngắn về tính toán…
+ Một tờ giấy mình đã note lại những điểm quan trọng trong lúc mình tìm thông tin về công ty (bước 5, bước 6 bài trướchttps://novemberraintrinh.wordpress.com/2015/05/01/kinh-nghiem-xin-thuc-tap-o-chau-au/) >> Cái này để phòng hờ lúc mình run quá thì quên thôi, thường thì không nên nhìn xung quanh trong lúc phỏng vấn mà phải nhìn vào người phỏng vấn (eye contact). Nên tờ giấy này có thể để ngay trước mặt, sau laptop của mình để mình có thể nhìn thẳng.
+ Một ly nước, phỏng vấn thường lâu, có thể cần uống nước để không bị mất giọng.
+ Máy tính (calculator)>> nên có nếu cần phải tính toán, dù sao chuẩn bị kĩ vẫn tốt hơn.
Lúc mình phỏng vấn thì có 3 người, mỗi người sẽ hỏi một lĩnh vực khác nhau. Đầu tiên họ sẽ giới thiệu cho mình vị trí của từng người, mô tả công việc. Mình nên ghi chú lại một chút về vị trí của họ. Lúc sau họ hỏi mình về lĩnh vực đó mình sẽ cảm thấy quen thuộc hơn, và họ cũng cảm thấy mình là người biết chú ý và lắng nghe.
Những gì mình viết đây dựa trên những câu hỏi thêm của các bạn, nếu bạn muốn hỏi gì thêm mình thì cứ comment bên dưới. Mình sẽ trả lời trong kiến thức và góc nhìn cá nhân của mình.
Có một điều cuối cùng mình muốn nói, đó là ngoài sự kiên trì, phải giữ được thái độ lạc quan, và tự tin vào bản thân. Không nên tự ti và bi quan trong mọi trường hợp. Mình may mắn khi mỗi lần mình phỏng vấn đều được nhận, nên không thể nói chuyện này bằng kinh nghiệm. Nhưng mình đã nhận được mấy chục cái thư từ chối mình từ vòng hồ sơ, và mình tự nhủ vì mình không phù hợp chứ không vì lí do nào khác. (Có thể vì rào cản ngôn ngữ, hoặc thời gian thực tập, hoặc họ đã tìm được người phù hợp trước khi hồ sơ mình đến).
Kiên trì, lạc quan và tin tưởng bản thân. Nhất định bạn sẽ thành công.
————————————————————————————————————-
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của bạn Trinh Lu (https://novemberraintrinh.wordpress.com/2015/05/01/kinh-nghiem-xin-thuc-tap-o-chau-au/).
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.