Mình viết post này để chia sẻ với các bạn kinh nghiệm apply vào các chương trình học PhD in business ở Mỹ, cũng như quá trình học PhD và đi xin việc ở các trường đại học như thế nào. Trong bài viết mình sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi của các bạn từ post trước, nếu có gì chưa rõ thì các bạn có thể tiếp tục hỏi thêm ở dưới post này.
Một chút tự giới thiệu về bản thân: mình đang làm PhD in Finance năm thứ 5 ở trường University of Oregon, tháng 8 năm sau sẽ bắt đầu làm Assistant Professor ở một trường đại học của Mỹ. Vì mình học Finance nên các kinh nghiệm của mình sẽ phù hợp nhất cho các bạn muốn học Finance và Accounting (sinh viên PhD 2 ngành này học rất nhiều lớp cùng nhau). Management và Marketing tuy có nhiều điểm tương tự nhưng cũng có nhiều điểm khác, những gì khác mà mình biết thì sẽ nói rõ trong bài viết.
Trước khi quyết định bỏ ra 5 năm tuổi xuân để theo đuổi 1 chương trình PhD, mình khuyên các bạn nên suy nghĩ kỹ về việc này. Các bạn nên tự hỏi 2 câu : Tại sao mình muốn theo học PhD? Nếu không tìm được việc ở các trường đại học Mỹ sau khi học xong, mình sẽ làm gì? Mục đích của chương trình PhD là để theo đuổi 1 career in academia: bắt đầu với vị trí Assistant Professor, sau đó làm nghiên cứu và xuất bản để được lên Associate Professor và sau đó lên full Professor (khi lên Associate là có tenure – khi có tenure rồi thì khả năng bị mất việc là rất thấp – guaranteed employment for life).
Làm professor in business có nhiều benefits.
Benefit thứ nhất là lương đủ để mua nhà và chăm lo cho gia đình (160K-230K at top 100 US national research-focused universities, 110K-140K at balanced universities, and 90K-100K at teaching-focused schools). Đây chỉ là lương 9 tháng academic year, mùa hè có thể được thêm 2 tháng lương (research schools) hoăc 5K-10K (teaching schools nếu mình dạy thêm 1 lớp summer).
Benefit thứ hai là flexibility, một học kỳ chỉ phải dạy 2 lớp (3 lớp cho trường balanced/teaching), mỗi lớp 3 credits, tức là tổng cộng thời gian đứng lớp là 6 tiếng/ 1 tuần. Nếu cho thêm 10 tiếng mỗi tuần đế chuẩn bị bài, gặp học sinh thì tổng cộng thời gian dạy không quá 20 tiếng/1 tuần. Thời gian còn lại mình tập trung vào nghiên cứu, và mình có thể tự quyết định sử dụng khoảng thời gian này thế nào cho hiệu quả (in short, nobody looking over your shoulders).
Còn 1 benefit nữa của business professors so với các ngành khác là không phải viết grant proposals để xin funding từ các agencies; phần lớn các dữ liệu cần để làm nghiên cứu đều đã có sẵn.
Tuy nhiên, để được offer vị trí Assistant Professor ở 1 trường đại học của Mỹ là cực kỳ cạnh tranh và khó khăn (ngoại trừ Accounting PhDs – các bạn này dễ kiếm việc hơn nhiều – growth in demand for Accounting undergraduate majors from Big 4 firms ). Vì vậy các bạn cũng cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần phải quay về tìm việc ở VN (trong 5 năm vừa rồi cũng có vài trường hợp ở Oregon phải về nước). Các bạn nào làm về Asset Pricing in Finance (giỏi về quantitative skills) thì còn 1 option nữa là làm equity research cho các investment banks/ hedge funds ở Mỹ. Mình không biết nhiều về cách hoạt động của các trường đại học ở VN nên không thể chia sẻ gì ở mảng này.
Nếu các bạn vẫn muốn quyết định làm PhD in Business thì sau đây mình sẽ có vài lời khuyên để chuẩn bị application cho các trường. Quá trình này khác với xin vào PhD ở các ngành khác rất nhiều (natural science/ engineering/ computer science). Trong business các bạn không bao giờ thấy call for applications to PhD positions. Trong business các bạn cũng thường không email riêng cho giáo sư để xin vì họ không có grant funding của riêng họ để trả cho PhD. Business PhDs không làm việc riêng cho 1 giáo sư nào mà làm cho nhiều người trong department. Quyết định chọn PhD nào là của Admission Committee (thường có 3 finance professors trong committee này, chair là PhD program coordinator).
Mình không recommend gửi email riêng cho giáo sư (ngoại trừ khi bạn có research interest rất gần với giáo sư đó và rất muốn làm việc với họ, thì có thể nói như vậy với họ trong email và ask him/her to take a closer look at your application – attach your resume/ CV in the email).
Không phải lo về học bổng vì tất cả PhDs khi đã được nhận vào học đều được tuition waiver và stipend (ở Oregon mình được tuition waiver, health insurance cho gia đình, và stipend khoảng 2K/1 tháng – thừa đủ cho các bạn single – hơi chật vật cho các bạn có gia đình).
Dưới đây là các tiêu chí mà admission committee dùng để đánh giá các candidates, cộng thêm kinh nghiệm và suy nghĩ của mình cho mỗi tiêu chí. Một điểm chung của các tiêu chí này là để đánh giá APTITUDE (năng lực, khả năng) của 1 candidate:
– Education/ GPA: theo mình thì đây là yếu tố quan trọng nhất trong application của các bạn. Nếu đại học hoặc Masters các bạn được điểm thấp thì rất khó để thành công trong 1 chương trình PhD. Tuy nhiên luôn có lý do bất khả kháng (khó khăn về gia đình, cuộc sống…), nếu có thì các bạn có thể giải thích trong Statement of Purpose. Không cần bằng Masters vẫn có thể apply thẳng lên PhD: nhưng cần có 1 điểm mạnh nào khác để bù vào (strong work experience, research experience in undergraduate education…). Finance thì thích BA, Masters in Economics hoặc other quantitative fields (math, physics, chemistry, engineering, computer science…).
Cần có ít nhất 1 bằng từ US/ Canadian school (hoặc English-speaking European school): nếu cả 2 bằng đều từ trường VN thì rất khó. Lúc xin PhD, mình có BA in finance/accounting và MBA từ 1 trường ở Mỹ, ở mảng này mình yếu hơn so với các candidates khác, phải bù lại bằng điểm GMAT cao (~750) và strong letters of recommendation. Accounting PhD thì thích BA, Masters in Accounting; Marketing thích Psychology, Sociology, Business; Management thì thích work experience, MBA…
– GMAT: các trường business school nhận điểm thi của GMAT hoặc GRE đều được. Theo mình thì các bạn nên chọn thi GMAT vì dễ hơn so với GRE (GMAT tập trung vào reading comprehension, logical reasoning, phù hợp với người VN). Điểm GMAT là rất quan trọng, các bạn cần được hơn 700.
– TOEFL: PhD in business thường ít quan tâm tới điểm này (tất nhiên là PhD các ngành nhiều international students thì khác). Phần lớn các PhDs in business đều có ít nhất 1 degree từ English-speaking country nên không phải thi TOEFL. Cần có điểm tốt để có thể vượt qua vòng sơ loại.
– Letters of recommendation: khá quan trọng, các bạn nên nhờ người viết nhấn mạnh về aptitude và work ethic của mình, cộng thêm khả năng tiếng Anh của bạn như thế nào.
– Statement of Purpose: tại sao bạn lại muốn làm PhD in Finance? Nếu các bạn đã biết mình muốn làm research về mảng gì thì càng tốt, nên viết ra. Có một principle mà mình muốn nhấn mạnh là “Show, don’t tell”. “Don’t just tell me that you believe you are a strong candidate for the program. Every candidate says the same things. Show me HOW you are a strong candidate. Give me specific examples.” Một vài VD: “During my undergraduate studies, I participated in a research project to study …..I was responsible for ….To complete this work, I taught myself how to use this program..” “During my three-year employment with …, I conducted various financial analyses for the management team. I examined the feasibility of opening a green field plant in…From these projects, I became very proficient in financial modeling in Excel…” Tóm lại là cố gắng cho càng nhiều ví dụ về khả năng tự học và làm việc độc lập của mình càng tốt.
– Research experience: nếu có thì tốt nhưng không phải là rất cần thiết. Mình học PhD để biết cách làm research, không ai expect mình phải có publication hoặc research experience trước khi làm PhD cả. Mình không biết một business PhD candidate nào ở Oregon có publication lúc xin làm PhD. Vào trong chương trình thì mình sẽ được training đầy đủ về research methods, econometrics…Nếu các bạn đã có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm như SAS, Stata thì đó là một điểm mạnh, nên để vào CV. Trong business có lẽ là Finance thích những bạn có research experience nhất – a Masters degree in Economics is the best preparation for a Finance PhD.
– Work experience: rất quan trọng với Accounting, Marketing, và Management (Accounting thích Big 4 firm experience). Không quan trọng lắm khi xin PhD in Finance nhưng quan trọng khi xin làm giáo sư cho các trường đại học (đặc biệt với các trường balanced/teaching). Ở đây các candidates lớn tuổi sẽ có lợi thế. Mình có biết 1-2 anh chị 40 tuổi mới bắt đầu PhD. Có thể có 1 vài trường không thích candidates lớn tuổi vì cho rằng họ khó tiếp thu hơn/ không creative bằng những người trẻ. Mình không biết được trường nào thích/ không thích, cứ apply hết các trường.
– Social activities: chỉ quan trọng cho undergraduate, không quan trọng cho PhD applications.
Post đến đây đã khá dài, mình định viết về quá trình làm PhD và xin việc vào các trường nhưng chắc không đủ chỗ. Nếu các bạn có câu hỏi gì thì cứ hỏi ở dưới đây, khi nào có thời gian mình sẽ viết thêm.
Có một điểm cuối cùng mình muốn chia sẻ là làm PhD rất dễ cảm thấy lonely, stressful.. Mình có biết 1 bạn ở Oregon quit the program vì lí do này. Vì thế các bạn cân nhắc kỹ và chuẩn bị trước tinh thần. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Theo: Hai Tran- VietPhD