CV là 1 thủ tục rất quan trọng để giúp Adcom/Prof. nhìn được chân dung của bạn trước khi đọc tiếp qua essay/research proposal bạn viết những gì để thuyết phục Adcom cấp học bổng cho bạn. Và CV dùng để xin học bổng cao học thì khá là khác so với CV xin việc mà bạn đã từng sử dụng.
>>>DOWNLOAD NGAY File lên kế hoạch các hạng mục cần để apply Admission & học bổng trường: Scholarship-Admission from Uni-Template
Trong bài này, chúng tôi sẽ đưa ra các bạn những lời khuyên của những bạn đã từng làm CV và xin học bổng cao học thành công và 1 kho template CV để giúp các bạn có 1 CV xin học bổng với tiêu chí RÕ, ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀ NGẮN GỌN.
Những điều chúng tôi viết dưới đây là dựa trên kinh nghiệm. Ở đây không có ĐÚNG-SAI mà chỉ có NÊN hay KHÔNG NÊN. Các bạn thấy hợp lý ở điểm nào thì có thể làm theo, hoặc nếu bạn thấy chưa hợp lý thì hãy chủ động bỏ qua hoặc tự tìm cho mình 1 cách thể hiện tốt hơn.
Đối với bài viết này, chúng tôi hướng tới đối tượng là các bạn sinh viên mới ra trường chuẩn bị xin học bổng cao học Master, hoặc đã tốt nghiệp Master và đang apply HỌC BỔNG NGHIÊN CỨU (PhD).
1. Những điểm quan trọng về tổng thể của 1 CV xin học bổng cao học
2. Chi tiết cho từng phần của CV xin học bổng cao học
PHẦN 1: PERSONAL INFORMATION
Ở phần này chỉ cần đưa ra một số thông tin cơ bản của bản thân một cách ngắn gọn vì Adcom/ Prof chỉ có khoảng 5 giây để lướt qua 1 CV của ứng viên (vì họ có đến hàng ngàn ứng viên để lựa chọn). Nếu không có gì hấp dẫn, họ sẽ bỏ qua.
Cái quan trọng nhất là tên, email, phone và địa chỉ liên lạc của các bạn. Nếu show được cho họ biết bạn là ai thì càng tốt.
Viết một câu đơn giản ngắn gọn để giới thiệu về bản thân và mục tiêu trong tương lai.
NÊN: bố trí các thông tin sao cho tối ưu diện tích hiển thị và rõ ràng nhất, đừng lãng phí diện tích của 1 trang CV vì những thứ không cần thiết.
PHẦN 2: RESEARCH INTERESTS
Mục đích: để nói về bạn THÍCH hay ĐAM MÊ nghiên cứu về cái gì.
NÊN VIẾT: để tạo ra một sợi dây liên kết giữa bạn và giáo sư/ hoặc project (bạn thích làm về mảng nào đó, mà kiếm được giáo sư hay project về mảng đó thì quá hợp lý rồi). Đây là phần duy nhất mà chúng tôi nghĩ là các bạn có thể chỉnh sửa một cách linh động cho phù hợp với học bổng, hướng nghiên cứu của Giáo sư, project,… mà bạn sẽ nộp để xin học bổng.
Mình thấy các bạn: một là ko có mục này, hai là viết về cái mà bạn đã từng biết làm (vd như luận văn). Nhưng bạn nên thay đổi để phù hợp với hướng nghiên cứu trong học bổng cao học mà bạn đang nộp. Ví dụ bạn thấy có một chỗ cũng hay hay, làm về nanomaterials hay batteries các kiểu. Nhưng bạn đó giờ lại làm về hóa hữu cơ, thôi thì cũng ráng “tổ lái” sao cho BẠN và NÓ có liên quan chút xíu thì sẽ hợp lý hơn.
Bạn có thể viết thành từng mục hoặc từng câu có giải thích chi tiết hoặc keyword trong lĩnh vực bạn có thể làm nghiên cứu điều được (nhưng đừng quá tham nhiều lĩnh vực quá vì nghiên cứu thì cần chuyên sâu).
>> HƯỚNG DẪN APPLY HỌC BỔNG CHÍNH PHỦ, HỌC BỔNG TRƯỜNG: CLICK HERE
PHẦN 3: EDUCATION
NÊN: viết ngắn gọn và đủ thông tin bao gồm : Bậc học, ngành học, GPA & ranking (nếu vào Top 5%, 10%), trường học và năm tốt nghiệp.
B.E. in Chemical Engineering, Hochiminh University of Industry, Vietnam (2014)
M.E. in Nanoscience, Gachon University, South Korea (2016)
Chú ý: Những bạn học mấy chương trình “tiên tiến” hay “chất lượng cao” hay học chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc liên kết với các trường quốc tế thì nên viết vào.
Lí do: giới academic luôn thiện cảm với các bạn học hành tử tế và không ngại thử thách.
Lưu ý về KHOA và NGÀNH. Ở Việt Nam thì trong một khoa (VD khoa Hóa chẳng hạn) có rất nhiều ngành như hữu cơ, vô cơ, phân tích, hóa dầu… Nhưng bằng đại học thường được tính theo KHOA, tên chuyên ngành thường chỉ xuất hiện trên bảng điểm.
Mình vốn học ngành Hóa dầu (Tức là Petrochemical Engineering) nhưng trên bằng tốt nghiệp của mình vẫn nghi là “Chemical Engineering”. Nên là trong CV mình cũng viết là “Chem-Eng” luôn. Một phần cũng vì nó chung chung, dễ xin học bổng (ngành hóa DẦU rất là khó xin, vì ngành nay nó đang đi xuống rồi, và còn rất ít để nghiên cứu về mảng đó).
Nhưng nếu bạn học Hóa phân tích chẳng hạn, thấy có một học bổng làm về Analytical Chemistry thì bạn lại nên nhấn mạnh vô chuyên ngành của mình, như thế sẽ cạnh tranh hơn.
PHẦN 4: WORK EXPERIENCES
Cái này thì cả CV xin việc và học thuật đều có, nhưng bạn ko có kinh nghiệm đi làm cũng ko sao cả. Một số học bổng cao học đòi hỏi bạn phải có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan mới có thể apply (bạn cần đọc kĩ yêu cầu của học bổng nhé). Theo kinh nghiệm, bạn nên ghi những kinh nghiệm làm việc có liên quan nhất đến ngành, lĩnh vực mà bạn sẽ apply học bổng. Như vậy sẽ dễ gây sự chú ý hơn là cứ viết chung chung. Nhìn chung, tùy theo lĩnh vực của học bổng mà bạn Taylor-made 1 chút.
Nhưng nếu muốn cho vô thì viết như thế nào? Theo mình thì nên viết đơn giản dễ hiểu như viết phần EDUCATION bên trên là đc:
Ví dụ: R&D Specialist at Vinachem Group, Vietnam (2014-2016)
Thêm vài gạch đầu dòng giới thiệu về cty và công việc nữa => OK
Hỏi: INTERN có tính là kinh nghiệm làm việc ko? => ĐƯỢC, nên cho vô CV nếu có liên quan.
NÊN: Viết vào CV thì theo mình nên là professional jobs chứ ko nên ghi vào những công việc casual jobs. Nếu bạn muốn viết casual job thì nó phải liên quan đến lĩnh vực của bạn thì bạn mới nên ghi vào.
CHÚ Ý: Nếu bạn được Training hay tham dự Workshop hoặc Visiting scholars trong và ngoài nước thì nên để vào trong CV. Đây là KINH NGHIỆM QUỐC TẾ (International experience) khá có lợi khi Adcom/Prof. nhìn vào CV của bạn.
Case study: THẤT NGHIỆP thì phải viết làm sao?
Đó là GAP-YEAR (một khoảng thời gian không đi làm, không đi học, hoặc có thể làm một số công việc đơn giản để survive và để trải nghiệm). Bạn có thể đi làm từ thiện, đi du lịch, đi để tìm mục đích cho cuộc sống của mình (và giờ bạn tìm ra rồi nên đi học tiếp).
Nhưng nếu bạn có 1 CV xuyên suốt làm việc, học tập và nghiên cứu từ Đại học lên đến Thạc sĩ và xin học bổng cao học để lên tiếp Tiến sĩ thì nhìn chung vẫn hay hơn. Nhưng nếu chưa được như vậy thì cũng KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ LỚN.
PHẦN 5: RESEARCH EXPERIENCES
KINH NGHIÊM NGHIÊN CỨU. Có nhiều bạn nói với mình là “em ko có tham gia nghiên cứu khoa học ở trường thì làm sao e viết”. Đúng nhưng vẫn có giải pháp. Đó chính là cái LUẬN VĂN của các bạn.
Thực ra luận văn tốt nghiệp (thesis) được tính là một cái nghiên cứu.
VD: tại Úc, yêu cầu cho PhD tốt nghiệp là 1 cái “thuần” luận văn, hoặc 4-5 papers gom lại thành một luận văn. Tất nhiên mỗi level mỗi khác, nhưng chúng tôi lấy ví dụ để các bạn thấy được cái luận văn nó TO & QUAN TRỌNG như thế nào nhé.
Bạn có thể viết cái tiêu đề luận văn rồi thêm vài cái gạch đầu dòng để nói thêm về cái luận văn đó (bạn làm ra sao, phương pháp gì, kết quả như thế nào…) như vậy là được một phần nghiên cứu nghiêm túc rồi.
Ngoài ra, bạn nào có tham gia mấy dự án nghiên cứu khoa học ở trường cùng với Thầy hay nhóm thì cùng nên viết vào CV nhé.
PHẦN 6: PUBLICATIONS
Apply học bổng Master: KHÔNG BẮT BUỘC ( vì không nhiều sinh viên ra trường có bài báo khoa học nhưng nếu có thì rất tốt )
Apply học bổng PhD : PHẢI CÓ. Vì đã xong 2 năm học Masters thì nên có một vài bài báo. Nếu không có thì sẽ rất khó để xin được một học bổng PhD tốt (tất nhiên là vẫn có bạn may mắn vẫn xin được nhưng nhìn chung là KHÁ KHÓ).
NÊN: Note hết các bài báo trong nước, báo quốc tế, báo hội nghị, báo to, báo nhỏ, báo tí hon để thể hiện tính research trong CV của bạn.
NÊN: Underline hoặc IN ĐẬM cái tên của bạn để Adcom/Prof nhìn vô biết tên bạn ở đâu (tránh mất thời gian tìm).
PHẦN 7: AWARDS AND HONORS
Bạn nào có bằng khen, giải thường, chứng chỉ hay nhận được học bổng gì trước đó thì NÊN điền vô. Có thể ghi tên cái bằng khen bạn nhận được và giải thích thêm vài gạch đầu dòng cho Adcom/Prof. hiểu thêm về giải thưởng đó. Giải thưởng càng cạnh tranh cao và càng nối tiếng thì càng nên nhấn mạnh.
(Nếu bạn không có hãy bỏ qua phần này).
Đây là 1 phần giúp bạn đánh bóng CV và làm profile của bạn KHÁC BIỆT so với các ứng viên khác.
PHẦN 8: SKILLS
NÊN: Viết kĩ phần này để thể hiện bản thân trước Adcom/Prof.
Bạn chuẩn bị apply học bổng cao học, thì Adcom/Prof. luôn quan tâm đến những kĩ năng của bạn. Bạn có những kĩ năng gì? Nếu bạn vào lab thì bạn chủ động làm được những gì?
Hãy tưởng tượng : một số những thiếu bị trong Lab mà bạn đang apply học bổng, họ cũng đang xài những thiết bị đó (hoặc gần giống nó) thì có phải bạn có cơ hội cao hơn các ứng viên khác hay không?
Nếu bạn đã tốt nghiệp PhD rồi, ra đi làm, thì có lẽ cái mục SKILLS này ko còn quan trọng nữa mà thay vào đó là PUBLICATION. Số lượng bài báo khoa học, chất lượng bài báo, chỉ số trích dẫn, …sẽ nói lên tất cả. Lúc này, bạn không cần những thứ nhỏ và linh tinh khác để mô tả về bản thân nữa.
SKILLS có thể chia ra 3 mục nhỏ: LANGUAGE | RESEARCH | TECHNICAL SKILLS | SOFTWARE
VỀ LANGUAGE: Bạn BẮT BUỘC phải sở hữu IELTS overall min 6.5 (không skill nào < 6.0) nếu muốn apply học bổng trên khắp thế giới (TOEFL thì thường các học bổng tại US yêu cầu và TOEIC thường các trường Hàn Quốc sử dụng)
GRE/GMAT: bạn phải thi nếu muốn xin học bổng Master & PhD tại các trường Mỹ. Vài trường khác cũng có yêu cầu nhưng đại đa số là ở Mỹ.
Ngoài ra, nếu bạn từng thuyết trình bằng tiếng Anh trước đám đông trong 1 event, hội nghị hay cuộc thi nào đó? Bạn nên cho vào vì nó chứng minh khả năng trình bày & nói của bạn.
VỀ RESEARCH: có thể hiểu nôm na là kĩ năng nghiên cứu & làm việc trong phòng thí nghiệm của bạn. Mà bạn nào đã từng làm đề tài nghiên cứu (hoặc là luận văn) thì có cả đống thứ để viết về kĩ năng RESEARCH của bạn.
NÊN: chọn lọc những kĩ năng có liên quan đến “học bổng nghiên cứu mà bạn đang nộp vô”.
Ví dụ (dành cho ngành Hóa): bạn có biết chuẩn độ không? “Có” thì viết là: Expertised in titration – “chuyên gia chuẩn độ”.
Ví dụ (dành cho ngành Vật lý): bạn biết xài máy Sputering không? “Có” thì viết là: Experienced in using Sputering (model ABCXZY).
Ví dụ (dành cho ngành Sinh học): bạn biết làm về PCR không? ….
Ví dụ (dành cho ngành Xã hội học): bạn có sử dụng thành thạo SPSS không?….
VỀ TECHNICAL: là những máy móc, thiết bị kĩ thuật chuyên ngành bạn sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu của bạn dành cho những ngành thực nghiệm.
VỀ SOFTWARE: là những phần mềm giúp bạn xử lý các công việc mà những người cùng lĩnh vực hay sử dụng (SPSS, LATEX, MODELING, …)
CHÚ Ý: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng mềm, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng làm việc nhóm,…nếu bạn thật sự làm chủ thi hãy note vào.
HÃY GHI NHỮNG GÌ TRONG CV CÓ LỢI CHO BẠN NHẤT TRƯỚC NGƯỜI SẼ QUYẾT ĐỊNH CHO BẠN HỌC BỔNG
PHẦN 9: REFERENCES
NÊN: Ghi rõ tên, chức danh, nơi làm việc, số phone, email chính thức (có thể back-up email cá nhân bên cạnh) của người bạn chọn làm Reference và hãy nói trước với họ về điều này. Trong vài trường hợp cần thiết, Adcom/Prof sẽ trực tiếp liên hệ họ để hỏi về bạn.
HÃY TRÌNH BÀY CV THẬT NGẮN GỌN, ĐỦ Ý VÀ RÕ NHẤT VỀ BẢN THÂN BẠN
———————–
Hãy luôn là chính mình, để thành thành công không tới nhầm chỗ bạn là 1 câu nói chúng tôi dành lời kết cho bài viết này.
Bài viết dựa trên chia sẻ của PhD student- Trần Tuấn Sang tại Úc, Đỗ Liên Quang tại US. Team nguonhocbong.com có sửa lại vài chỗ và thêm vài điều để giúp các bạn đang săn học bổng được rõ 1 cách chi tiết và nhiều thông tin hơn.
Bài viết này có sử dụng những CV mẫu của những học viên đã đạt học bổng từ nguonhocbong.com
>> DOWNLOAD CV CÁC BẠN ĐÃ SĂN THÀNH CÔNG ÍT NHẤT 2 LOẠI HỌC BỔNG TOÀN PHẦN: CLICK HERE
>> DOWNLOAD MẪU CV & RESUME VÀ HƯỚNG DẪN : CV-Resume-source-guide