Page Contents
Học đại học ở trường kinh doanh- (Business School/B-school)
Business school, trường kinh doanh, và các chuyên ngành business là một lựa chọn phổ biến của sinh viên ở các trường đại học Mỹ. Ngay cả việc đi du học, thì đây cũng là những chuyên ngành được nhiều học sinh và phụ huynh nghĩ tới. Vậy thực chất, trường kinh doanh ở Mỹ dạy bạn những gì và trường kinh doanh khác gì so với các chuyên ngành khác?
Dưới đây chỉ là 1 số góc nhìn của mình, sau 4 năm học và tốt nghiệp đại học ở 1 trường kinh doanh ở Mỹ. Những chia sẻ này ít nhiều mang những phiến diện, nhưng hi vọng giúp mọi người phần nào hiểu rõ hơn về trường kinh doanh và việc học kinh doanh ở bậc đại học ở Mỹ.
1. Một vài clarification về các trường kinh doanh
- Trường kinh doanh không dạy bạn cách kiếm tiền/làm giàu. Không có bất cứ lớp học nào ở trường kinh doanh dạy bạn làm thế nào để kiếm được tiền nhanh, hay trở nên giàu có nhanh. Thực tế chỉ một vài tỉ phú học chuyên ngành kinh doanh ở đại học.
- Kể cả bạn muốn làm việc trên Wall Street, ngân hàng, bạn cũng không bắt buộc phải học các chuyên ngành tài chính hay các chuyên ngành kinh doanh. Rất nhiều anh chị học các chuyên ngành hoàn toàn không liên quan gì đến kinh doanh như Khoa học, Lịch sử, Triết học vẫn xin được việc vào tại các công ty trong lĩnh vực trên.
- Tuy vậy, cũng không nên nói là những kiến thức ở trường kinh doanh là không có giá trị . Ở bất cứ đâu, hay dù bạn ở chuyên ngành nào, thì college is what you make out of it. Dưới đây mình sẽ nói về một số thứ các bạn sẽ được học trong trường kinh doanh. Nếu bạn thực sự thích kinh doanh, không những bạn sẽ học tốt, mà bạn còn có động lực để tân dụng các lớp học kinh doanh hiệu quả nhất.
2. Vậy các trường kinh doanh ở Mỹ dạy bạn những gì?
Đơn giản thôi, trường kinh doanh thì sẽ dạy bạn hiểu về kinh doanh, nhưng lưu ý rằng, giữa việc bạn hiểu về kinh doanh và việc bạn có thể thành công trong môi trường kinh doanh (dù hiểu theo nghĩa nào – kiếm được nhiều tiền, thăng tiến nhanh, etc.) là 2 vấn đề hoàn toàn khác.
Giống như việc bạn xem Roger Federer chơi tennis, bạn có thể hoàn toàn hiểu anh ấy đang làm gì, bạn có thể hiểu kĩ thuật của anh ấy, nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ làm được như anh ấy.
Từ những quan sát của mình, thì dưới đây là một vài môn học/lĩnh vực phổ biến và cơ bản nhất trong các trường kinh doanh. Một điều lưu ý là, dù sinh viên học chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào, thì thường vẫn phải học ít nhất 1-2 lớp ở mỗi lĩnh vực còn lại.
a. Kế toán (Accounting):
Kế toán được mệnh danh là “language of business,” và học accounting, vì thế, cũng là học để hiểu ngôn ngữ ấy, với các tầng ý nghĩa khác nhau. Accounting không chỉ là sự ghi chép, record đơn thuần, mà còn là sự phân tích rất đầy đủ về tình hình tài chính (financial circumstances) của 1 doanh nghiệp/tổ chức.
Một cách phân loại accounting là theo đối tượng sử dụng các thông tin tài chính đó. Kế toán tài chính (financial accounting) hướng tới đối tượng là những người ngoài doanh nghiệp/tổ chức, như nhà đầu tư, chính phủ; còn kế toán quản trị (managerial accounting) hướng tới những người làm ở trong doanh nghiệp/tổ chức. Chính vì sự khác nhau này, 2 lĩnh vực trên có sự khác nhau về cách trình bày thông tin, mức độ chi tiết, độ chuẩn hoá, etc.
b. Tài chính (Finance):
Cùng làm việc với con số và các dòng tiền (cash flows) như kế toán, nhưng tài chính khác cơ bản kế toán ở nguyên tắc future-oriented. Tài chính tập trung vào việc định giá (valuation), và đưa ra quyết định trên những phân tích định giá. Nếu như kế toán tập trung vào phân tích dữ liệu lịch sử (historical data), thì tài chính làm việc nhiều hơn với các dự đoán tương lai. Ví dụ là, một nguyên tắc cơ bản trong finance là giá trị của 1 asset/business không phụ thuộc vào những cái asset/business đó đã tạo ra trong quá khứ và hiện tại, mà phụ thuộc vào những thứ asset/business đó sẽ tạo ra trong tương lai.
Trong academic, nếu có thể phân loại tài chính ra làm 2 mảng nhỏ hơn nữa, thì có thể phân loại nó thành tài chính doanh nghiệp (corporate finance) và đầu tư (investment). Mục tiêu chính của tài chính doanh nghiệp phục vụ cho những người quản lí doanh nghiệp (manager) để làm thế nào để tăng giá trị của doanh nghiệp với các bên liên quan (stakeholders), còn mục tiêu chính của investment (dùng chữ “đầu tư” dễ gây hiểu nhầm) là tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư (thông qua việc sử dụng các sản phẩm tài chính và các hoạt động tài chính).
Tất cả 2 mảng này đều làm việc xung quanh một trong những yếu tố quan trọng nhất của tất cả các hoạt động tài chính đó là rủi ro (risk). Thực sự mà nói, nếu không có rủi ro thì không còn là tài chính nữa.
c. Quản trị (Management):
Khá nhiều người lầm tưởng quản trị thì nhiều khi thuộc về kinh nghiệm hơn là kiến thức. Thực tế mà nói, quản trị là một ngành ứng dụng của rất nhiều ngành khoa học xã hội và các phương pháp định lượng. Nếu có thể chia nhỏ các lớp học quản trị, thì có thể chia làm 2 nhóm chính:
- Các lớp học định tính: Một môn học cơ bản của quản trị là hành vi tổ chức (organizational behavior), đó là sự kết hợp của tâm lí học (psychology), xã hội học (sociology), nhân chủng học (anthropology) cả về mặt kết quả và phương pháp nghiên cứu. Môn học này nghiên cứu hành vi của con người trong một tổ chức (doanh nghiệp, chính phủ, etc.) theo 3 cấp độ: cá nhân (attitudes, diversity, perception, decision making), nhóm (leadership, communication, power and politics, etc.), và cả tổ chức nói chung (structure, culture, etc.) Rất nhiều các môn học quản trị khác là các lớp học chuyên sâu của môn này.
- Các lớp học định lượng: Bên cạnh các lớp học định tính, thì cũng có các lớp như operation management, sử dụng các phương pháp thống kê và toán để quản lí theo dõi các quá trình lên kế hoạch,thực hiện, và theo dõi những quy trình trong tổ chức, như quản lí hàng tồn kho, dự đoán, kiểm soát chất lượng, etc. Những lí thuyết về quản trị được ứng dụng rất rộng rãi trong môi trường doanh nghiệp theo rất nhiều cách khác nhau, và không phải ngẫu nhiên khi rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu các cách quản trị phù hợp.
d. Marketing:
Nói đơn giản, marketing nghiên cứu cách tạo ra và truyền đạt giá trị của 1 sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng. Marketing rộng hơn rất nhiều advertising (quảng cáo) hay quan hệ công chúng (Public Relation – PR).
4P cơ bản của marketing là Price (giá cả), Product (sản phẩm), Place (địa điểm), và promotion. Để có được những chiến lược về những điều trên, Marketing nghiên cứu rất nhiều những vấn đề về thị trường từ hành vi người tiêu dùng (consumer behavior), phân loại thị trường, phương tiện truyền thông, etc.
e. Luật kinh doanh (Business law):
Môn học này nghiên cứu về hệ thống luật pháp, đạo đức và môi trường kinh doanh. Ở các trường kinh doanh ở Mỹ, thì họ sẽ chú trọng nhiều hơn vào môi trường kinh doanh ở Mỹ, và những tiêu chuẩn quốc tế chung.
Lớp học bắt buộc về luật kinh doanh cho tất cả sinh viên trong trường kinh doanh thường tập trung vào hợp đồng (contract). Một điểm mới trong môi trường kinh doanh gần đây là các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility) cũng được phân tích nhiều trong các lớp học này.
f. Kinh tế học (Economics):
Economics có thể được xem như là những lí thuyết và nguyên tắc đứng đằng sau tất cả những hoạt động và môi trường kinh doanh. Về bản chất, economics là khoa học về sự lựa chọn, với 2 lĩnh vực nhỏ hơn chia theo đối tượng nghiên cứu là microeconomics và macroeconomics.
Microeconomics tập trung vào sự lựa chọn của các cá thể riêng biệt trong nền kinh tế, như người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ, còn macroeconomics tập trung nghiên cứu các hoạt động ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nói chung, như lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền tệ, tỉ giá, etc.
Nếu xem như kinh doanh là một chuỗi các sự lựa chọn, thì economics đóng vai trò định hướng cho hoạt động này. Điểm trừ của economics, có thể là nó không cung cấp một mechanisms quá cụ thể cho các doanh nghiệp/tổ chức để thực hiện sự lựa chọn đó.
Ví dụ, khi nói về việc một doanh nghiệp cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, economics chỉ ra lượng sản phẩm cần thoả mãn sự cân bằng giữa doanh thu cận biên (MR) và chi phí cận biên (MC).
Vì thế một doanh nghiệp đang có MR>MC sẽ cần sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Tuy vậy, nếu làm kinh doanh, sẽ có rất nhiều câu hỏi cần trả lời đằng sau nguyên tắc này, như làm thế nào để đo lường MR, MC, hay làm sao để sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, etc. Những điều này được trả lời ở những lĩnh vực khác.
Chuyên ngành/concentration ở trong trường kinh doanh tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng về cơ bản có 3 loại chính:
- Loại 1: Tên của lĩnh vực (field): ví dụ chuyên ngành Management, Finance, Marketing
- Loại 2: chuyên ngành kết hợp 1 số phần của các lĩnh vực; ví dụ: International business là chuyên ngành kết hợp các lĩnh vực trên khi nghiên cứu international economy (ví dụ international business law, international finance, international marketing, etc.
- Loại 3: chuyên sâu của 1 lĩnh vực; ví dụ Real Estate là chuyên sâu của Finance; Entrepreneurship là chuyên sâu của Management với start-up business, etc.
Trong chương trình học của trường kinh doanh, bên cạnh những lớp học đặc thù của các lĩnh vực và chuyên ngành, thường có các lớp học riêng biệt tập trung xây dựng các kĩ năng cho sinh viên. Rất nhiều môn học trong trường kinh doanh đòi hỏi sinh viên phải học những lớp học kĩ năng này trước khi đăng kí vào lớp của môn học đó. Các kĩ năng phổ biến nhất đó là:- Business Communications: business writings, teamwork, etc.
- Quantitative Skills: các kĩ năng toán, phổ biến nhất là Calculus và Statistics
- Computer Skills: các phần mềm văn phòng (Excel,Access), lập trình (Java, C++, etc.), xử lí dữ liệu (SPSS, SAS, STATA, etc.) Bên cạnh các lớp học chuyên biệt, các kĩ năng nói trên thường cũng được lồng ghé
p trong các môn học chuyên môn. Nếu các bạn học tài chính, thì gần như lớp học nào cũng sử dụng Statistics và Excel; học các lớp học quản trị định tính cũng thường phải viết paper theo phong cách viết kinh doanh. Các kĩ năng, thực tế, đóng vai trò càng ngày càng quan trọng hơn trong việc tìm việc, vì thế, các kĩ năng được chú trọng ngày càng nhiều hơn trong chương trình của các trường kinh doanh.
3. Đặc điểm của các lớp học trong trường kinh doanh
- Case study: Case study là 1 đặc trưng của các lớp học ở trường kinh doanh. Xuất phát từ việc môi trường kinh doanh luôn biến đổi theo thời gian và không gian, các lí thuyết trong các lĩnh vực trên cũng biến đổi rất lớn theo môi trường. Case study yêu cầu sinh viên áp dụng linh hoạt các lí thuyết vào môi trường thực tế, để từ đó rút ra các kết luận và tính khả thi và giới hạn của 1 lí thuyết. Vì vậy, để giải quyết 1 case study tốt, không chỉ cần hiểu lí thuyết, mà rất cần sự hiểu biết về môi trường thực tế và các tư duy phân tích, phán đoán (analytical and critical thinking)
- Discussion: Đi kèm với case study là các discussion. Các lớp học ở business school thường được thiết kế theo hình chữ U để tăng cường tính tương tác của professor và sinh viên.Có rất nhiều giờ học ở trong trường kinh doanh,cả lớp chỉ cùng tham gia thảo luận về 1 case study, và rất nhiều bài kiểm tra chỉ dựa trên những thảo luận đó. Các lớp thảo luận thường nhỏ, và thậm chí có những lớp có TA (trợ giảng – Teacher Assistant) ghi lại chính xác những gì bạn đã phát biểu trong những buổi thảo luận đó để đánh giá điểm số của bạn.
- Tính thực tế và cập nhật: Trong các giờ học của trường kinh doanh, rất nhiều giáo sư lấy ví dụ rất thực tế và cập nhật từ những thông tin của thị trường. Đi kèm với nó, giáo sư cũng thường muốn sinh viên luôn để ý, theo dõi và cập nhật thông tin hàng ngày để đóng góp vào những thảo luận trên lớp.
- Group work: Làm việc nhóm cũng là 1 điều nhận thấy ở các lớp trong trường kinh doanh, đặc biệt ở những lớp học advanced. Rất nhiều project lớn được giao từ đầu kỳ, và đến cuối kỳ nhóm sẽ cần nộp paper rất dài và present kết quả trước lớp.
- Formality: Các lớp học trong trường kinh doanh thường khá formal. Giảng viên đến lớp đều mặc business casual/professional, và nếu như có presentation của group project, thì phần lớn dress code là business professional.
4. Networking opportunities
Networking opportunities là 1 đặc điểm khác biệt nhất ở trường kinh doanh so với các trường khác, và có thể nói networking skills là 1 trong những kĩ năng quan trọng nhất sinh viên được học ở trường kinh doanh.
Các sự kiện networking, bao gồm guest talks, alumni talks, networking nights, etc. tổ chức bởi trường kinh doanh, các câu lạc bộ sinh viên với tần suất rất lớn, giúp sinh viên có cơ hội được làm quen với các professional từ các ngành nghề khác nhau để giúp cho việc xin thực tập và công việc sau này.
Các sự kiện networking, bao gồm guest talks, alumni talks, networking nights, etc. tổ chức bởi trường kinh doanh, các câu lạc bộ sinh viên với tần suất rất lớn, giúp sinh viên có cơ hội được làm quen với các professional từ các ngành nghề khác nhau để giúp cho việc xin thực tập và công việc sau này.
Rất nhiều professors trong trường kinh doanh là những người đã từng đi làm ở những công ty chứ không chỉ ở trong môi trường học thuật đơn thuần, do vậy nhiều kiến thức từ thực tế chứ không phải từ học thuật. Quan trọng hơn, nhiều professors có rất nhiều connections với môi trường bên ngoài, nên sinh viên có thể tìm các cơ hội từ chính professors của mình.
5. Conclusion
Thế giới kinh doanh là 1 thế giới đầy năng động và sáng tạo không ng
ừng, và các trường kinh doanh là 1 cánh cửa tốt để cho sinh viên bước vào thế giới đấy. Các trường kinh doanh giúp sinh viên hiểu về kinh doanh, và tạo những cơ hội để bạn rèn luyện những kĩ năng để bước vào thế giới kinh doanh. Còn việc bạn có thành công trong thế giới kinh doanh hay không, thực sự tùy thuộc vào khả năng, kỹ năng, kiến thức thực sự của bạn.
ừng, và các trường kinh doanh là 1 cánh cửa tốt để cho sinh viên bước vào thế giới đấy. Các trường kinh doanh giúp sinh viên hiểu về kinh doanh, và tạo những cơ hội để bạn rèn luyện những kĩ năng để bước vào thế giới kinh doanh. Còn việc bạn có thành công trong thế giới kinh doanh hay không, thực sự tùy thuộc vào khả năng, kỹ năng, kiến thức thực sự của bạn.
Nội dung bài viết bởi anh Linh Nghiêm
Biên tập hình ảnh bởi Trường Anh