Thứ bảy vừa rồi, trên nhiều thành phố ở Mỹ và thế giới, nhiều người cùng nhau biểu tình vì khoa học (March for Science), phản đối những chính sách được nhà nước Trump đề ra bao gồm cắt giảm ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển khoa học.
Ai cũng biết, nhiều thập kỉ qua, Mỹ là một trong những nước đi đầu thế giới về khoa học và công nghệ, thu hút nhân tài từ nhiều nơi trên thế giới về nghiên cứu trong những phòng lab tiên tiến hiện đại. Được như vậy là nhờ chính phủ Mỹ luôn đầu tư một khối tiền lớn có thể dùng để hỗ trợ cho trường đại học, bệnh viện, tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu khoa học. Một số anh lớn trong các quỹ này là National Science Foundation (NSF) và National Institutes of Health (NIH).
Trong ngành dược, mình luôn thích tìm hiểu về NIH vì đây là nguồn sống tương lai của nghiên cứu sức khoẻ, ảnh hưởng không chỉ đến người Mỹ mà góp phần nâng cấp thông tin khoa học phục vụ cho người dân những nước không có điều kiện nghiên cứu khoa học, như VN mình. Năm 2016, NIH có hơn 30 TỈ ĐÔ LA dành hỗ trợ nghiên cứu thuốc, công nghệ, sức khoẻ, sinh học con người, v.v. Hơn 80% số tiền đó đã được phân phát trong 50,000 GRANTS khác nhau, hỗ trợ hơn 300,000 NHÀ KHOA HỌC nghiên cứu ở hơn 2500 TRỤ SỞ trường đại học, bệnh viện, phòng lab.
Nếu bạn được học thạc sĩ tiến sĩ ở Mỹ và được cấp STIPEND (phân biệt với học bổng scholarship), thì thường là tiền đó từ các grant và funding như vầy. Nếu có nghe đi học tiến sĩ tiền tỉ thì lí do là vậy, đa số mọi người đi học tiến sĩ đều KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN. Họ sẽ được một phần stipend đủ để sống, vì họ dành 4-5 năm nghiên cứu đóng góp cho trường, bệnh viện, là vừa làm vừa học hỏi và được sự hướng dẫn của giáo sư (professor) hay principle investigator (PI), nên được trả tiền sống chính đáng.
Phải có đầu tư, chiến lược, có hệ thống giáo dục rõ ràng như này thì mới thu hút được nhân tài trong và ngoài nước để đào tạo thành tiến sĩ thật sự góp phần cho xã hội. Chứ chỉ nói miệng, trao giấy, mua bằng, mơ một ngày xuất khẩu giáo dục thì còn rất xa.
Source: http://www.thetinypharmacist.org/