SV từ VN, những người tìm học bổng thạc sĩ và tiến sĩ quốc tế nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu tại nước ngoài, có thể ko biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ từ các nước khác. Điều này có thể hạn chế đáng kể hiệu quả trong việc lên kế hoạch chuẩn bị, cải thiện CV và phỏng vấn để “săn” học bổng. Bài này cung cấp thêm thông tin và cách nhìn từ phía bên ngoài cho các bạn SVVN.
Câu hỏi đầu tiên có thể đặt ra: quyết định cấp học bổng từ các GS DH thường dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn gì? Thật ra bạn có thể ko biết, việc nhận một SV thạc sĩ hay tiến sĩ vào Lab/nhóm nghiên cứu là một quyết định khá “lớn” và quan trọng của 1 GS tại DH nước ngoài. Vì sao? Quỹ khoa học của một GS thông thường chỉ đủ tuyển ít hơn 5-6 SV SDH, những người tham gia và làm việc cho các dự án nghiên cứu, vốn cần ra kết quả tốt thường xuyên để báo cáo với các đơn bị cấp tiền (quỹ nghiên cứu hay doanh nghiệp tài trợ).
Trong trường hợp GS tuyển chọn “nhầm” SV kém hay làm việc ko chuyên nghiệp, kết quả ko đạt được như mong muốn có thể dẫn đến ngừng giải ngân tiền hay thậm chí “đóng” hẳn dự án. Khi các trường hợp xấu này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng ko những các chương trình nghiên cứu (ko có ngân sách để hỗ trợ các nghiên cứu sinh và mua nguyên vật liệu làm nghiên cứu) mà sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của chính các GS (trường DH sẽ đánh giá thấp GS, vốn có thể dẫn đến khó khăn cho việc thăng tiến hay thậm chí mất việc trong trường hợp các GS trẻ).
Vì thế, các quyết định cấp học bổng của GS không đơn thuần chỉ dựa vào điểm số tốt nghiệp ĐH của SV vì nó không đủ giúp các GS thật sự tin tưởng (thật ra, học điểm số cao ko hẳn hoàn toàn đồng nghĩa với việc làm tốt công việc nghiên cứu, vốn cần khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả trong nhóm,…).
Vì chính lý do này, SV VN thật sự không có nhiều ưu thế khi so sánh với các đối thủ từ các ĐH có tên tuổi, thậm chí ngay tại châu Á. Ngày nay các ĐH châu Á trong vùng (như NUS, NTU của Singapore, các đại học hàng đầu của TQ như Thanh Hoa, GT Thượng Hải, các DH hàng đầu của HK, Hàn, Ấn Độ, Iran,…) đều đã nổi danh toàn cầu vì chất lượng đào tạo của họ rất tốt và ổn định. Những SV trong top đầu từ các ĐH này thường rất xuất sắc khi ra nước ngoài và làm việc trong các môi trường chuyên nghiêp. Một cách sòng phẳng, các ĐH VN (ngay cả các DH hàng đầu như ĐHQG, DHBK,..) vẫn chưa tạo ra các dấu ấn quốc tế đủ mạnh và rõ nét (trừ tại các nước gần VN như Singapore hay Hàn Quốc).
Có hai điểm then chốt khác mà SVVN khá mất ưu thế so với các đối thủ từ các DH tốt trong vùng.
1) SV trong vùng thường đã bắt làm nghiên cứu chuyên nghiệp từ các năm cuối ĐH hay trong chương trình thạc sĩ. Họ vì thế thường đã tích lũy được kinh nghiệm làm khoa học khá tốt trước khi đi ra nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, họ đã có các công trình đăng trên tập san hội thảo hay thâm chí tập san khoa học tốt (báo Scopus/ISI).
SVVN đa phần chưa làm quen với việc làm khoa học đỉnh cao trước khi ra nước ngoài và thường không có thành tích công bố khoa học nào đáng kể (trừ SV tham gia nghiên cứu trong vài nhóm xuất sắc nhưng rất ít tại VN).
2) Vấn đề thứ 2 liên quan đến việc tiến cử qua thư giới thiệu hay các quan hê cá nhân. SV từ nhiều ĐH trong khu vực có GS hướng dẫn (trong chương trình ĐH hay thạc sĩ) là các nhà khoa học tương đối có tên tuổi và có kết nối khoa học khá chặt chẽ với các GS tại ĐH phương Tây. Thật ra các GS tại các ĐH hàng đầu trong vùng châu Á đa phần đều đã học tiến sĩ tại các nước G7 và họ vẫn hợp tác khoa học thường xuyên với các trường ĐH tại các nước này. Hiển nhiên khi các GS từ các ĐH trong vùng, nhưng có tên tuổi và có quan hệ quốc tế, giới thiệu học trò của mình cho các chương trình học bổng tại các nước phương Tây thì họ chiếm ưu thế rất đáng kể so với SV VN.
SV VN thật sự rất khó có thể có những Thư giới thiệu (LOR) tốt vì chất lượng Giáo sư tại VN như chúng ta đã biết còn quá nhiều điều phải bàn và lại không có nhiều công trình nghiên cứu hay hợp tác quốc tế.
Tôi muốn kết thức bài viết này bằng vài gợi ý cho SVVN trong việc chuẩn bị “săn” học bổng tại các nước G7:
1) Bắt đầu làm nghiên cứu chuyên nghiệp càng sớm càng tốt và cố gắng có các công trình công bố tại các hội thảo hay tạp chí khoa học (càng uy tín càng tốt). Trong việc này, SV nên tìm đến và làm việc với các GS đang làm khoa học nghiêm túc và “active” tại các trường, viện trong nước (số các GS này ngày càng nhiều tại VN và SV có thể tìm thấy danh sách công bố của họ).
2) Song song với việc học thi các chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEFL), SV nên chủ động đọc sách và báo khoa học bằng tiếng Anh càng sớm càng tốt. Khi khả năng đọc hiểu và kiến thức nền tảng ổn thì nó giúp rất nhiều trong việc khai phá kho tài liệu khổng lồ trên internet. Ngoài ra nên xem thêm các chương trình bằng tiếng Anh trên tivi sẽ tăng tích cập nhật về lĩnh vực của mình hơn.
3) Nên đăng bài và tham gia các hội thảo khoa học trong nước và khu vực khi có thể. Đây là cơ hội để tìm hiểu các hướng nghiên cứu mới và “làm quen” với các nhà khoa học tại các DH nước ngoài.
4) Nên tìm các “mentor” hướng dẫn việc chuẩn bị săn học bổng (làm CV, viết research statement, tập phỏng vấn, giúp edit các báo khoa học để xuất bản,…). Có một số nhất định các group facebook, cung cấp tư vấn (thậm chí miễn phí) cho việc tìm học bổng. Đây là kênh có thể mang đến nhiều thông tin hữu ích.
5) Tìm ngay 1 người định hướng cho các bạn từ năm nhất ĐH. Vì chỉ có như vậy, SV VN sẽ làm đến đâu chắc đến đấy và đều có mục tiêu cụ thể.
Source : Michael Le