Page Contents
Bắt đầu từ đâu, giấc mơ Mỹ ?
Câu hỏi đơn giản nhưng cần trả lời thành thật đầu tiên là điều kiện tài chính của gia đình.
Dưới đây là một thông kê cá nhân kém chính xác nhất nhưng general rule of thumb là như sau:
Chi phí một năm đi học Đại học ở Mỹ tạm cho là 50,000USD cho chẵn (có thể 40-60K, tuỳ trường), bao gồm học phí, ăn ở, đi lại, tất tần tật. Cứ mỗi năm nhân thêm 5%-10% (do lạm phát, trường tăng học phí, etc.).
Nếu mỗi một năm, nhà mình đóng được nhiêu đây thì:
8,000 USD – 15,000USD/năm – Nên consider đi châu Âu vì đa phần đều miễn phí học phí. Chỉ cần trả ăn ở thì 10K là ổn. Nếu học bằng tiếng của nước họ thì học giỏi còn cho ăn ở luôn. Phần Lan, Hà Lan, Ý, Pháp, Đức là những chốn để tham khảo. Nếu quá yêu mến Mỹ, có thể chọn Cao đẳng cộng đồng (Community College – CC) rồi chuyển tiếp lên ĐH 4 năm.
15,000USD – 25,000USD/năm – Có thể try apply cả Mỹ lẫn châu Âu, nhưng nên khéo chọn trường vừa tầm (vd: Liberal Arts College – LAC) có học bổng nhiều, thì mới có thể trả “ít” như vậy. 50,000USD mà mình chỉ đóng có 15,000USD thì trường phải cho 35,000USD/năm. Học bổng 30K/năm trở lên bây giờ hơi hiếm. Hoặc nộp vào trường công của Mỹ thì tuy ít khi cho học bổng nhưng chi phí cũng chỉ cỡ $20,000 và ăn ở tuỳ mình tiết kiệm, khoảng $8,000-$10,000
25,000USD – 30,000USD/năm – Consider đi Mỹ given bạn talented và có thể tìm range trường tốt Top 150, và nhận được học bổng khoảng 25,000USD/năm từ trường.
30,000USD – đóng full mỗi năm – Consider đua vào trường Top 100, given talented.
Bây giờ nhà mình đóng được tiền rồi đó, học bổng du học giật làm sao đây ?
Kiếm học bổng ở Mỹ là khó nhất vì nó không có một chuẩn nào cả. Vì không phải như Việt Nam thi bao nhiêu điểm, đụng sàn là sẽ đậu. Điểm chỉ là 1 phần của bộ hồ sơ mà bên cạnh trường còn đòi hỏi bài luận, thư giới thiệu của giáo viên, ngoại khoá, etc. Cố gắng hết sức từng phần một là cách duy nhất để đến gần giấc mơ học bổng cùng với chiến lược chọn trường phù hợp.
Mỗi trường sẽ có chính sách học bổng khác nhau, như Harvard thì need-blind, giàu nghèo apply vào không quan tâm. Stanford thì lại là need-aware, nhiều khi giỏi giang nhau, ai đóng tiền được nhiều hơn trường sẽ cho đậu.
Có thể kiểm tra thống kê mỗi năm học sinh được nhận vào trường range điểm SAT bao nhiêu đề mình từ đó biết cái mức chung để phấn đấu thi cho … cao hơn mức đấy để năm sau còn nộp vào.
Vì các bạn có cùng một câu hỏi “Làm thể nào để đi Mỹ” và câu trả lời thì … pó tay để nói trong 1 bài nên mình làm 1 playlist gồm 7 videos dưới đây để nói cho các bạn biết những kiến thức cơ bản về từng phần trong bộ hồ sơ trên bao gồm lời khuyên đi những nước khác ngoài Mỹ. Chớ viết mỏi tay mà hỏng ai đọc cho nổi.
Xem xong rồi bây giờ ngồi gặm hết từng chi tiết để còn lâm trận nha
Ai mà than thở thì mình cũng hông biết làm sao vì học bổng không phải là mì gói, không phải là thứ để ăn liền =.=”
Nên tự hỏi bản thân xem mình muốn bất chấp đi Mỹ để làm gì:
kiếm việc? vượt biên? hay chỉ cần kiến thức – kinh nghiệm để sau này oach tạc ở châu Á?
Để kiếm việc và có quốc tịch thì ngoài tài năng ra còn cần may mắn nữa nhé các bạn. Vì tốt nghiệp xong, nếu có công ty chịu bỏ tiền ra thuê luật sư bảo lãnh bạn thì họ cũng chỉ cho bạn được 1 vé để … xổ số working visa (visa việc làm) thôi.
Hoàn toàn hên xui may rủi. Nên chúng ta hãy bàn đến việc bạn muốn có thực tập ở Mỹ thôi thì thực tế hơn.
(Trừ Mỹ ra thì những nước khác hổng có sổ xố như vậy =.=” Broken law, không bàn ở đây)
Nên chọn những ĐH có vị trí tương đối tốt, gần thành phố để tiện thực tập/đi phỏng vấn, hoặc trường mạnh rồi thì tự sẽ có career fair để bạn đến rải đơn xin việc, trường nào có ngành bạn muốn học nữa, và quan trọng nhất là cho bạn đủ tiền.
CLICK NGAY TẠI ĐÂY XEM CÁC KHÓA HỌC
Ủa tại sao phải cố chết đi Mỹ vậy chời
Nói thiệt đi Mỹ nó có nhiều cái ưu, trong đó có việc được học tả bí lù, kinh tế – mỹ thuật, chính trị – sinh học, để thoả sức mà tìm hiểu, khám phá bản thân. Rủi chọn Tài chính học xong 1 môn phân tích thấy í chết cha hỏng hợp thì còn có đường lui đổi chuyên ngành học chứ không phải thi lại, hoặc học 1 lớp làm phim rồi mê quá hỏng ngờ mình giỏi vậy ta thì theo luôn biết đâu sau này thành Victor Vũ tôi thấy tim mình đập rộn ràng vì được học cái mình thích hổng chừng :>
Nhưng nếu bạn biết mình muốn gì rồi & tốt nghiệp nhanh gọn thì thôi đi nước khác để tập trung chứ học ruồi bu mấy môn hổng liên quan làm chi cho mệt. Nên đi châu Âu, hay Anh thì video đầu tiên mình xổ ruột nói hết ở trên rồi ha, khỏi viết lại.
Một trường ở Mỹ là cả một hệ thống những trường nhỏ, có cả bậc Đại học, Cao học. Ví dụ như trường mình, Adelphi University có School of Business, School of Nursing, School of Education, etc. Dưới những trường đó có những khoa nhỏ hơn. Thì mình vào trường học môn nào ở khoa nào cũng được, trừ khi những khoa đó yêu cầu mình phải làm thủ tục thi thố gì đó thì phải tìm hiểu kĩ trước khi học, nhưng đa phần là được học tất. Mấy cái này, vào website trường mò hoặc email trường là biết hết.
Thông thường bạn cần 120 credits (tín chỉ) để tốt nghiệp. Ví dụ chuyên ngành chính đòi 90 credits (bao gồm môn đại cương và môn chuyên ngành) thì mình còn tới 40 credits dư, chuyên ngành phụ mỹ thuật của mình chẳng hạn chỉ cần 18 credits (học 6 môn, mỗi môn 3 credits là đủ rồi). Note là có trường 1 môn 4-5 credit nha.
Maximum có thể học 3 chuyên ngành nếu biết khéo léo sắp xếp vì có 5-6 môn ngành nào cũng bắt học (1 lớp viết, 1 lớp toán, 1 lớp nghệ thuật, 1 lớp nói trước công chúng, etc.) thì đã thoả mãn tín chỉ của chuyên ngành khác luôn rồi. Nhưng học nổi hay không nhiều chuyên ngành là… khả năng mỗi người. Như kinh tế và mỹ thuật thì khác xa nhau nên mình cứ phải banh não ra hết bấm xác xuất thống kê thì phải bay ra studio ngồi tô than chì vẽ tả thực. Học song song kiểu đấy 1 năm thấy không ổn nên dồn hết 1 học kì ở Ý học toàn vẽ thôi cho toàn tâm toàn ý. Rồi về Mỹ học Kinh tế tiếp.
Ưu điểm tả bí lù này ít thấy ở những hệ thống giáo dục khác, nếu có thì độ đa dạng môn học cũng không nhiều.
Vụ đi Ý, đi Pháp cũng là một ưu điểm của Mỹ là chương trình trao đổi (exchange programs/study abroad programs) đa dạng. Văn hoá cởi mở, thẳng thắng, tự do. Nếu bản thân bạn thích sự cổ điển, bình yên, hiền hoà, học nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế, ẩm thực thì hôi xin mời học ở châu Âu thì sung sướng tê tái hơn nhiều.
Có đi đâu thì cũng là trải nghiệm tuyệt vời để thử thách mình rồi. Hãy thử một lần đi du học, biết là nhiều khi khó đến muốn khóc, nhưng mà cứ đi đi, thì sẽ đến đích, không lúc này thì lúc khác sẽ tới nếu các bạn có niềm tin.
Chúc các bạn tìm được sự lựa chọn phù hợp nhất & đừng từ bỏ hoài bão của mình nhé!
*Tất cả những lời khuyên dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và chắc chắn sẽ sai lệch theo thời gian. Nhưng dù sao, có còn hơn không. Các bạn và các bác phụ huynh nên tìm hiểu kĩ từ nhiều nguồn khác nữa nhé*
Source: https://mstruonganh.com