Những thành tựu của Lý Quang Diệu là một đề tài được bàn luận sôi nổi ở khắp thế giới kể từ khi ông ấy qua đời. Nhưng có 1 khía cạnh thành công của ông mà lại ít được đề cập đến: đó là những khoản đầu tư của ông và của người kế nhiệm ông vào giáo dục. Với tầm nhìn chiến lược của mình, tôi thường xuyên nhận xét “Nguồn tài nguyên duy nhất mà Singapore có sẵn và có thể tự phát triển được, đó là nguồn tài nguyên con người.”
Ngày nay, Singapore thường xuyên dẫn đầu về trình độ học vấn, được đánh giá bởi chương trình của OECD làm thước đo cho sinh viên quốc tế (PISA). Hơn thế nữa, với một quốc gia chỉ bằng 1 thành phố cùng 5 triệu người dân, Singapore vẫn tự tin có 2 trường Đại học trong top 75 trường “Đại học mới” của thế giới, số lượng sánh bằng Trung Quốc, Nhật hay Đức.
Làm thế nào điều đó lại xảy ra? Những gì Lý Quang Diệu và Singapore làm đúng đắn thế nào?
Cần nói rõ hơn rằng, hệ thống giáo dục của Singapore không phải được xây dựng bởi Lý Quang Diệu và những người cộng sự mà nó được thừa kế trên nền tảng vững chắc của giáo dục Anh quốc thời còn thuộc địa. Không như nhiều lãnh đạo cùng thời lúc đó, Lý Quang Diệu không e dè hay bỏ qua bất kì điểm nào có lợi để ông xây dựng đất nước của mình.
Không có nơi nào khác mà phương pháp này hiển nhiên rõ ràng trong giáo dục như Singapore. Nhiều tổ chức giáo dục hàng đầu của quốc gia này như: Đại học Quốc gia Singapore (thành lập vào nưm 1905), Tổ chức giáo dục Raffles (thành lập năm 1823), và Trường Anglo-Chinese (thành lập năm 1886)-thành lập trước thời độc lập năm 1963. Hơn nữa, nhiều chương trình ở đây mô phỏng theo O-Level và A-Level của Anh (một số điều chỉnh để thích nghi với phần đông học sinh ở Singapore) và mặc dù không bỏ qua đầu tư cho cơ sở giáo dục, nhưng trọng tâm chính vẫn là giáo viên và học sinh ở đây.
Hệ thống của quốc gia này với sự hào phóng về học bổng cho những sinh viên giỏi nhất được trải nghiệm giáo dục đẳng cấp thế giới trong những ngôi trường hàng đầu. Thậm chí, Singapore còn xây dựng đẳng cấp quốc tế cho riêng mình. Hơn thế, những sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp còn có mức lương khởi điểm cao hơn mức trung bình của cả nước, làm sao để thu hút và giữ chân nhứng sinh viên giỏi nhất ở lại như những giảng viên sau khi họ tốt nghiệp.
Hơn nữa, hệ thống giáo dục của Singapore đã chứng minh họ không đắn đo trước một nhân tài, họ xác định chính xác và phát triển tài năng cá nhân để hướng đến cho việc phục vụ cộng đồng chung. (nhiều sinh viên theo diện học bổng phải ở lại Singapore làm việc ít nhất 2 năm sau tốt nghiệp).
Các phương pháp tiếp cận nhân tài được điều chỉnh và xây dựng bởi những giáo viên. Những giáo viên hàng đầu này được giao cho trách nhiệm cùng tinh thần lãnh đạo mà không hề quan tâm tới việc sở hữu riêng. Có 1 sự xoay vòng giữa bộ giáo dục, trường học và những người quản trị trường. Các nhà giáo dục thường được cử đi thực hiện các công tác chính sách, rồi sau đó quay lại trường học.
Sự tinh hoa trong hệ thống giáo dục Singapore được chứng minh bằng thực tế rằng chất lượng giáo dục luôn được đề cao ở mọi cấp độ học tập. Singapore có quyền tự hào về những trường đại học hàng đầu của mình, nhưng cốt lõi tinh hoa của họ chính là các “trường học khu phố”, nơi cung cấp giáo dục về kĩ thuật và cao đẳng cho tất cả mọi người.
Hệ thống giáo dục của Singapore luôn không ngừng nhìn về phía trước. Từ việc áp dụng song ngữ tiếng Anh (ngoài tiếng mẹ đẻ của Mandarin, Malay, hay Tamil), để tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), Singapore còn dự đoán nhiều chiến lược trọng điểm đã được thông qua bởi chính sách hiện hành.
Sự lựa chọn để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ hành chính là cần thiết trong một xã hội có đa dạng về bản sắc dân tộc. Nhưng dù vậy, nó là sự chứng minh cho một lời tiên đoán rằng tiếng Anh “sẽ” trở nên là ngôn ngữ chính của toàn cầu trong thương mại và khoa học, và sẽ tiếp tục trong nhiều thập niên thậm chí là nhiều thế kỉ tới. Về điều này, Lý Quang Diệu đã chứng minh bản thân ông khác với những nhà lãnh đạo lạc hậu cùng thời, thay vì chọn một ngôn ngữ của dân tộc đa số nhất, ông và cộng sự quyết định chọn ngôn ngữ toàn cầu cho một thành phố toàn cầu.
Cuối cùng, hệ thống giáo dục Singapore được phát triển trong thời gian và ánh sáng của những bằng chứng mới. Trong những thập niên 1990, những người hoạt định chính sách giáo dục cho Singapore lo ngại nền giáo dục này đã cục bộ và quá tập trung vào những nghành STEM. Họ bắt đầu tập trung cung cấp những giáo dục ở các nghành khoa học nhân văn, thể dục thể thao hay nghệ thuật. Sự tái cân bằng này vẫn đang tiếp tục, với sự thúc đẩy của tinh thần sáng tạo đối với khả năng kinh doanh.
Đối với quan điểm của người đàn ông đã lập nên Singapore, giáo dục đã vượt ra khỏi việc học chính thức. Như ông phát biểu trong một bài diễn văn năm 1977, “Định nghĩa của tôi về một người đàn ông có học thức là một người không bao giờ ngừng học hỏi và muốn tìm hiểu.” Thật vậy, hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới của Singapore sẽ là một trong những di sản lâu dài nhất của Lý Quang Diệu. Nó rất phù hợp khi tang lễ nhà nước của ông đã diễn ra tại Đại học Quốc gia Singapore.
Các nghành STEM: Có thể hiểu là các nghành khoa học – kĩ thuật – toán (tóm lại các nghành thuộc khối tự nhiên)
—————————————————————————————————————————————–
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn bài dịch của bạn Erika Wyatt Tran
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.