Page Contents
- 1. Muốn viết bài luận săn học bổng? Hãy phân biệt PS và SOP
- 2. Không nên bắt đầu bài luận bằng một câu chuyện từ thời thơ bé
- 3. Hãy lựa chọn ngôn ngữ lạc quan, tích cực
- 4. Văn phong dài dòng, không cô đọng và không đi thẳng vào ý muốn nói.
- 5. Đừng khoe lại những cái mà bạn đã viết trong CV
- 6. Có nên viết một bài luận học thuật hay mang tính chuyên môn quá sâu không?
- 7. Có nên quá tự hào về điểm IELTS? Và nghĩ rằng 7-8 viết là có thể khiến mình viết tốt.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm hướng dẫn viết bài luận săn học bổng du học trên khắp thế giới với các thể loại, Team Mentor nhận thấy các ứng viên Việt Nam loay hoay nhất là phần viết bài luận xin học bổng (Thường gọi là SOP Statement of purpose, hoặc là motivation letter hay essay).Với kinh nghiệm của mình, Team Mentor cùng với các anh chị săn học bổng thành công đã đúc kết qua bài viết này. Hi vọng các bạn có thể tham khảo và tự hoàn thiện kỹ năng viết bài luận săn học bổng của mình nhé!
1. Muốn viết bài luận săn học bổng? Hãy phân biệt PS và SOP
PS (Personal Statement): Tập trung nhiều hơn về cá tính, con người bạn. Thường PS được viết dưới dạng những câu chuyện rất riêng, rất cá nhân, qua đó, bạn thể hiện được bản lĩnh, sự sáng tạo, sự trưởng thành của mình. Rất ít người bị lẫn PS sang các bài khác nhưng mình vẫn phải nêu ra đây để tiện phân biện tại sao mọi người hay nhầm SOP hoặc SAI sang PS.
SOP (Statement of Purpose): Tập trung nhiều nhất vào định hướng 5 năm 10 năm của bạn. Khi yêu cầu ứng viên nộp SOP, các trường thường muốn thông qua SOP để tìm hiểu sự trưởng thành trong tư tưởng và suy nghĩ của ứng viên. Vì vậy bài luận này yêu cầu về cá tính thì ít mà muốn bạn viết nhiều hơn về động lực phát triển bản thân của mình, giải thích xem động lực đó khiến bạn muốn là ai ở đâu sau 10 năm nữa. Sau đó, bạn phải nói rõ tại sao việc học ở trường bạn đang ứng tuyển là một bước để bạn tiến gần hơn đến cái hình ảnh 10 năm của bạn. Rất nhiều bạn viết SOP mà viết như PS, có lẽ vì các bạn luôn được khuyên rằng viết luận cho trường Mỹ thì phải kể một câu chuyện thật cảm động và liền mạch thì mới có học bổng cao. SOP cũng vẫn là một câu chuyện nhưng mà câu chuyện đó phải dẫn đến động lực và mục tiêu 10 năm thì mới là SOP.
Tóm lại, trong PS bạn có quyền làm người mộng mơ “dreamer” vì đó là cá tính nhưng trong SOP bạn phải nói đến hành động “actionable plan” để hiện thực hóa giấc mơ đó.
Theo: Jenny Hoang
2. Không nên bắt đầu bài luận bằng một câu chuyện từ thời thơ bé
Nhiều bạn kể về một kỷ niệm hồi 9, 10 tuổi, và kỷ niệm ấy đã ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của bạn thế nào. Ví dụ, có bạn kể năm 10 tuổi, bố mang về một chiếc máy tính, và bạn yêu thích máy tính từ đó. Hay có bạn kể hồi bé mẹ nhờ bán hàng, và tính toán lợi nhuận hàng hoá, nên bạn yêu thích học tài chính từ đó. Nếu tôi là giám khảo chấm học bổng (Adcom.) và đọc bài viết luận nộp học bổng có mở bài thế này, tôi sẽ vứt bài viết sang một bên ngay lập tức.
Lý do ư?
- Thứ nhất, không ai tin rằng, sở thích hay lựa chọn nghề nghiệp của một cá nhân lại bắt đầu từ thời bé xíu như thế. Người ta sẽ biết ngay bạn đang nói dối!!
- Thứ hai, những câu chuyện hồi bé nghe vừa ngây thơ, vừa không chuyên nghiệp. Ta cần nhớ rằng, ta đang xin tiền (Rất nhiều tiền) để đi du học, nên ta phải luôn chuyên nghiệp!
Theo: Trương Thanh Mai
3. Hãy lựa chọn ngôn ngữ lạc quan, tích cực
Bởi vì cái mà giám khảo muốn biết là bạn đã xử lí tình huống và vượt qua nó như thế nào, chứ không phải nghe bạn than thở. Từ đó, họ biết được con người của bạn ra sao. Nghe thì có vẻ hâm nhưng mà người đọc có thể quên những chi tiết bạn đưa ra trong bài luận, nhưng khó có thể quên được cảm xúc mà họ có được khi đọc nó đó.
Theo: Phạm Hà My
ĐĂNG KÍ TÌM MENTOR 1 KÈM 1 VIẾT BÀI LUẬN NỘP HỌC BỔNG-CLICK HERE
4. Văn phong dài dòng, không cô đọng và không đi thẳng vào ý muốn nói.
Lý do có lẽ là do cách học văn của chúng ta ở Việt Nam. Văn phong viết của người nước ngoài, đặc biệt ở phương Tây rất khác chúng ta. Họ luôn được khuyến khích viết rõ ràng, đi thằng vào vấn đề. Ngoài ra, những người chấm học bổng (Adcom.) vô cùng bận rộn, một ngày có khi học phải đọc hàng chục, hàng trăm bài. Họ sẽ thấy ngán nếu đọc một bài viết, mà đọc hết trang đầu vẫn không hiểu người viết định viết cái gì. Lại nữa, mỗi bài luận chỉ giới hạn số từ nhất định (Vd: 500 từ cho mỗi bài luận của học bổng Chevening, học bổng Irish Aid tầm 1000 từ cho các câu hỏi mini essays, học bổng Erasmus Mundus không quá 1000 từ cho LoM,…)
Nên viết những câu, những ý có giá trị và viết có cấu trúc chặt chẽ để giúp cả bài luận săn học bổng trở nên nổi bật.
Theo: Trương Thanh Mai
5. Đừng khoe lại những cái mà bạn đã viết trong CV
Nhiều ứng viên tốn không gian của bài luận để nói về những thứ mà ban xét duyệt chỉ cần 10 giây đọc CV là biết. Hãy chú ý rằng người ta muốn biết “trải nghiệm” của bạn, tức là cái bạn trải qua, cảm nhận, tương tác, hành động để phản ứng với nó. Chứ không phải mấy cái con số trong học bạ!
Hãy dùng không gian có hạn của bài luận để nói về những trải nghiệm mà không một phần nào khác của bộ hồ sơ này tiết lộ. Hãy xem bài luận của mình như một buổi phỏng vấn thư giãn, một quãng thời gian độc quyền “mặt đối mặt” giữa bạn và hội đồng xét duyệt. Hãy cho chúng tôi thấy tại sao nên nhận bạn vào cộng đồng học tập của chúng tôi.
Theo: Hoàng Đức Long
6. Có nên viết một bài luận học thuật hay mang tính chuyên môn quá sâu không?
7. Có nên quá tự hào về điểm IELTS? Và nghĩ rằng 7-8 viết là có thể khiến mình viết tốt.
Dù IELTS có thể đánh giá khả năng tiếng Anh của một người ở một mức độ nào đó, nhưng hãy nhớ
Viết bài luận săn học bổng hay viết khi đi du học rất khác so với viết IELTS.
Vì vậy, hãy chịu khó học viết và tập viết nhiều nhất có thể các bạn nhé!
Theo: Trương Thanh Mai
Xin phép mượn lời Jenny Hoang để làm lời kết cho bài viết này: Viết một bài luận thành công để xin học bổng du học là cả một nghệ thuật. Mình luôn nói với bạn mình rằng bài luận là chỗ duy nhất mình có thể tự do thể hiện và cố gắng bù lại cho những điểm yếu khác trên hồ sơ của mình. Một bài luận mạnh có thể cứu cánh điểm SAT, GRE và GMAT không đạt chuẩn.
Tuy nhiên, để có một bài luận như thế thì bạn phải thực sự hiểu bản thân mình và lưu ý rằng dù bạn đang cố gắng cá nhân hóa bài luận của mình thì cũng đừng mắc những lỗi sai kể trên
Nếu các bạn đọc đến đây và bạn vẫn lo lắng, chưa tự tin mình có thể xoay sở với khối bài luận săn học bổng nhiều thử thách này, các bạn có thể liên hệ team Mentor nguonhocbong.com để cầm tay chỉ việc cho bạn nhé.
Bạn sẽ nhận được các lợi ích sau từ team Mentor:
1.Hướng dẫn 1 kèm 1 viết bài luận săn học bổng (hoặc trọn gói theo yêu cầu của học bổng hoặc trường) từ team Mentor siêu xịn tốt nghiệp trường Top trên thế giới;
2.Đồng hành suốt quá trình bạn nộp học bổng du học;
3.Không giới hạn số lần sửa bài luận săn học bổng, quan trọng là bạn sẽ có bản bài luận cuối cùng ưng ý nhất để tự tin click “Submit”;
4.Review toàn bộ hồ sơ trước khi submit;
5.Tặng MIỄN PHÍ khóa học “Chiến lược & kỹ năng du học thành công” để bạn an tâm và tự tin đi du học;
6.Cơ chế Reward (click here) khi bạn giới thiệu bất kì ai sử dụng hỗ trợ hướng dẫn săn học bổng 1 kèm 1 của team Mentor nguonhocbong.com;
Team Mentor nguonhocbong.com là ai?
1.Team Mentor siêu xịn tốt nghiệp trường Top trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Úc…;
2.Kinh nghiệm rất phong phú vì đã/đang hỗ trợ đa dạng các loại bài luận săn học bổng, các ngành học, các bậc học và thấu hiểu các loại học bổng du học khác nhau trên thế giới;
3.Đạt nhiều thành tích săn học bổng toàn phần với các học trò từ học bổng chính phủ, học bổng trường, học bổng theo Quỹ tài trợ,…
4.Tận tâm & kiên nhẫn;
5.Các feedback rất chân thực tự gửi từ các Mentee về team Mentor (click here)
ĐỪNG NGẠI LIÊN HỆ VỚI TEAM MENTOR BÀI LUẬN SĂN HỌC BỔNG DU HỌC NHÉ!
* Email: hoai.tran@helpscholarships.com
* Phone: 0975128809