Việc tìm hiểu trước về tâm lý du học để chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng để có thể chuẩn bị và tránh được sự bỡ ngỡ ban đầu cũng như giảm thiểu rủi ro bị trầm cảm khi đến một môi trường mới.
*****************
Giai đoạn 1 (Honeymoon): Đây là khoảng thời gian vô cùng đẹp trong quãng đời du học sinh vì mọi thứ bạn nhìn thấy đều mới, đều lạ. Trong khoảng thời gian này, du học sinh cảm thấy đi du học là quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời mình, mọi nơi đều như địa điểm du lịch, cuộc sống như một chuỗi màu hồng. Đi khắp nơi chụp ảnh, selfie, rồi sau đó upload và gửi ảnh loạn xạ về cho gia đình, bạn bè. Tuy nhiên quãng thời gian này chỉ trong khoảng 1-2 tuần ngắn ngủi.
CLICK XEM NGAY KĨ NĂNG SINH TỒN KHI ĐI DU HỌC
Giai đoạn 2 : Đây là khoảng thời xa khi đã được cọ sát với một môi trường sống hoàng toàn khác và nhận ra mọi thứ không còn như lúc ở nhà nữa. Du học sinh cảm thấy cô đơn trong môi trường đầy sự khác biệt đó( bao gồm ẩm thực, phong cách sống của địa phương, ngôn ngữ, thời tiết, bla bla bla…).Những cơn nhớ nhà trở nên thường xuyên hơn, nhớ những món ăn mà chỉ về nhà mới được, nhớ những khoảnh khắc với gia đình, nhớ bố mẹ, bạn bè. Tâm trí lúc này sẽ hoàn toàn trái ngược so với giai đoạn 1, bạn chán những gì ở đất nước mới chỉ muốn được về nhà. Do vậy những cuộc gọi điện về nhà cũng trở nên thường xuyên.
CLICK XEM NGAY 20 BÍ QUYẾT GIÚP HỌC TỐT
Giai đoạn 3 (Adjustment and acceptance): Sau một thời gian sinh sống, làm việc và tiếp xúc với các du học sinh từ nhiều đất nước khác nhau. Bạn làm quen và thích nghi được với môi trường mới, khả năng giao tiếp trở nên trơn tru hơn, tự lập và người hơn, làm chủ được cuộc sống, có thói quen mới và nếp sống phù hợp với công việc và môi trường mới. Những cuộc gọi điện về cho gia đình cũng giảm bớt và thi cử học hành được tập trung nhiều hơn, bạn tự nhận biết được cái gì quan trọng tương lai của mình.