Page Contents
- HÃY THAM GIA NGAY KHÓA HỌC “CHIẾN LƯỢC & KĨ NĂNG DU HỌC HIỆU QUẢ” ĐỂ GIÚP BẠN CÓ CHIẾN LƯỢC TÌM THỰC TẬP KHI ĐI DU HỌC- CLICK HERE
- HÃY THAM GIA NGAY KHÓA HỌC “CHIẾN LƯỢC & KĨ NĂNG DU HỌC HIỆU QUẢ” ĐỂ GIÚP BẠN HỌC TẬP TỐT HƠN KHI ĐI DU HỌC- CLICK HERE
- WEBSITE DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM HƯỚNG DẪN APPLY HỌC BỔNG DU HỌC – CLICK HERE
Thực tập – đôi lúc thực sự là một cơn ác mộng muôn thuở đối với các bạn du học sinh hoặc chính xác hơn là với mình ! Vì thế hôm nay mình xin gửi đến chuỗi các bài viết chia sẻ kinh nghiệm về việc tìm thực tập, bắt đầu bằng việc giới thiệu các bước cần làm (và sẽ diễn ra) trong quá trình tìm kiếm.
Năm nào đi học mình cũng làm thực tập dù bắt buộc hay không và lần nào cũng bối rối ? Nói chung đối với mình, lúc tìm thực tập cũng như tìm việc, bạn càng lăn xả sớm thì sẽ càng đỡ bỡ ngỡ. Càng thất bại nhiều thì sẽ càng học được nhiều. Quan trọng là không bỏ cuộc ?
Bạn sẽ nản, bạn sẽ buồn khi bị từ chối, bạn sẽ hoài nghi liệu bản thân có làm được không. Nhưng đó là điều bình thường, chỉ cần luôn nhớ phải giữ niềm tin ở bản thân. Nên dành thật nhiều thời gian để tìm ra mình muốn gì, mình làm được gì và tập trung vào mục tiêu đã đề ra. Như kiểu, trước khi đánh nhau phải ngừng 5 giây để nghĩ xem mình có vũ khí gì ý ? Khi bạn thật sự tin vào chính mình, vào những gì mình có thể làm được thì bạn mới có thể khiến cho người khác tin vào chuyện đó. Nghe nhanh qua thì có vẻ hơi bla bla, nhưng thiệt đó.
Và, các ngành nghề và yêu cầu của chúng ta sẽ khác nhau. Vì thế ở đây mình xin được dựa trên tình huống của bản thân để chia sẻ kinh nghiệm nhe. Mình không là chuyên gia đâu, cứ biết gì thì chia sẻ hết, hi vọng có ích và các bạn sẽ rút kinh nghiệm được các lỗi sai của mình.
Context: Mình học M2 ngành Management et Communication
và đang tìm thực tập 6 tháng.
HÃY THAM GIA NGAY KHÓA HỌC “CHIẾN LƯỢC & KĨ NĂNG DU HỌC HIỆU QUẢ” ĐỂ GIÚP BẠN CÓ CHIẾN LƯỢC TÌM THỰC TẬP KHI ĐI DU HỌC- CLICK HERE
Bước 1: Nộp CV và LM trên mọi địa bàn chiến đấu
Gợi ý một số trang:
- Các trang web xin tìm việc: vipstage, linkedin, indeed, profilculture (cho các bạn làm com, culture), fashionjob (có khá nhiều offres về com, fashion và đa số đều làm ở Paris. Mỗi ngày đều có offre mới). Có rất nhiều trang nhưng đây là những trang mình khá yêu thích vì plateform dễ xài, có nhiều offres mới và tương tác của nhà tuyển dụng khá nhanh chóng.
- Web trường, web đặc trưng của ngành, web của các công ty mà bạn hứng thú
- offres quan hệ của cô trưởng khoa và các bạn cùng lớp
- offres bộ phận hỗ trợ tìm thực tập ở trường
- các contacts người quen: thầy cô cũ, anh chị em bạn dì thân thiết, các associations đã từng tham gia…
Cá nhân mình thích nhất là fashionjob, trang web rõ ràng dễ dùng, gửi hồ sơ cũng khá tiện lợi, học cũng setting là mark những cái offres mình đã gửi để không bị spam. Có lẽ do mình tìm ở Paris nữa nên nhận được trả lời nhanh, mình gửi 30 cái thì 10 cái trả lời. Ở Paris lúc nào cũng bận rộn nên mình thấy họ có cung cách phỏng vấn khá hiệu quả. Đối với trường hợp của mình, khi pv được hay không là sẽ biết ngay, hoặc ít nhất là cảm nhận được liền chứ không thảo mai cà kê dê ngỗng hứa hẹn xong rồi mất thời gian của cả hai.
Bước 2: Nhận email trả lời hoặc phỏng vấn nhanh qua điện thoại
Đây có thể là bước nhà tuyển dụng từ chối (cũng có vài lí do cơ bản thôi =)) thường là đã tìm được người, profile không phù hợp…). Hoặc họ sẽ hỏi thêm thông tin của bạn trước khi quyết định có hẹn pv tiếp không. Các câu hỏi rất cơ bản và bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn xúc tích, thường liên quan đến:
- thực tập trong bao lâu? bắt đầu và kết thúc khi nào?
- bạn có biết là offre này sẽ làm ở paris, lyon…? (trong trường hợp pv chán chê xong rồi thật ra nó ở cái chỗ nào nao đấy mà bạn không làm được, sẽ làm mất thời gian của nhau)
- bạn chờ đợi gì ở offre thực tập này?
- bạn biết gì về công ty họ?
- ở các job cũ bạn làm gì? (nói nhanh về các missions để xem có tương đồng hoặc liên quan đến những gì họ tìm kiếm không)
Thường là thế thôi chứ mình cũng chưa thấy ai hỏi gì ghê gớm hơn. Bạn cứ chuẩn bị sẵn các câu trả lời, trả lời từ tốn thoải mái, quan trọng rõ ràng là được.
Trong các trường hợp không nghe được tên công ty (70% mình như thế =))) thì bạn có thể đề nghị họ gửi một cái email confirmation de rendez-vous (với các thông tin về thời gian địa điểm). Không nghe được cũng phải bình tĩnh, không được lúng túng. Nếu cần thiết thì thật thà nói là em nộp nhiều công ty quá nên không nhớ, anh chị vui lòng đánh vần tên công ty được không ạ :”> Kinh nghiệm cá nhân thì mình lưu tên thông tin theo LM (mỗi LM gửi đi thì sẽ ghi tên công ty, chia các LM theo folder dựa theo ngày và tên các trang web đã nộp candidature để dễ dàng tìm kiếm lại missions nếu cần).
HÃY THAM GIA NGAY KHÓA HỌC “CHIẾN LƯỢC & KĨ NĂNG DU HỌC HIỆU QUẢ” ĐỂ GIÚP BẠN HỌC TẬP TỐT HƠN KHI ĐI DU HỌC- CLICK HERE
Bước 3: Phỏng vấn điện thoại hoặc skype
Bình thường có thể sẽ hẹn pv điện thoại trước rồi mới pv trực tiếp, hoặc là pv trực tiếp luôn. Các câu hỏi khi pv điện thoại cũng quanh quẩn như mình vừa liệt kê ở trên. Tuy nhiên sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Nhược điểm đầu tiên ở pv điện thoại là không được tương tác trực tiếp nên không thấy được thái độ của người phỏng vấn, đoạn hội thoại qua đt cũng sẽ khó nghe. Tuy nhiên khi pv trực tiếp thì phải nhanh nhạy và linh hoạt hơn trong các câu trả lời. Cá nhân mình thì khi pv điện thoại mình hay nhìn và nói theo text đã chuẩn bị sẵn =)) Nên nói một cách nào đó thì sẽ lưu loát hơn là pv trực tiếp. Nhưng mình thì thích pv trực tiếp, mình thích cái gì chủ động và có tương tác lẫn nhau. Họ cũng sẽ thấy mình chân thành hơn ?
Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp
Tuỳ hình thức và yêu cầu của công ty mà có thể có các vòng khác nhau như phỏng vấn với bộ phận nhân sự, sau đó mới phỏng vấn trực tiếp với sếp. Ngoài ra cũng có thể có các bài test trực tiếp về trình độ, kỹ năng dùng phần mềm nào đó, các câu hỏi về cas d’études (trong trường hợp gặp khách hàng này hay này thì mình phải làm thế nào, khi có xung đột trong team thì phải xử sự ra sao, khi bị stress thì giải quyết như nào…)
Bước 5: Gửi thư nhận xét về cuộc phỏng vấn
Mục đích của bước này là thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm thật sự đến công ty và vị trí tuyển dụng. Tuỳ quy mô của công ty và cảm hứng của bạn mà có thể gửi rapport với độ dài ngắn khác nhau. Nội dung đại khái là chào anh chị, chúng ta đã có một buổi phỏng vấn với nhau vào ngày này mấy giờ. Qua buổi phỏng vấn em đã hiểu hơn về công ty và vị trí công việc như thế này này này… Tóm tắt nhanh qua cái profile của bạn, điểm mạnh, điểm yếu và cách khắc phục những điểm yếu đó. Hên xui có thể thêm một số ý tưởng brut mà bạn có để phát triển stage, planning đại khái, một số design nhanh nếu có… Và cái gì thấy thật hay hãy cho vào chứ đừng bỏ bừa vào tùm lum cũng không để làm gì ?
WEBSITE DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM HƯỚNG DẪN APPLY HỌC BỔNG DU HỌC – CLICK HERE
Bước 6: Nhận trả lời từ công ty
Thông thường cuối buổi pv họ sẽ nói là bao giờ trả lời cho bạn biết kết quả. Kinh nghiệm bản thân mình là để càng lâu thì càng nguội, cỡ 3 ngày là mình lancer lại hết (gửi mail hoặc gọi đt). Còn nếu đợi mãi không thấy trả lời thì thôi cho anh ra đi, miễn cưỡng không có hạnh phúc. Bình thường mình cảm giác là phỏng vấn xong thì họ cũng đã có kết quả hết rồi ?
Với những công ty trả lời không nhanh chóng mình cũng không thích làm việc cùng. Thật ra thì cũng còn tuỳ, nhưng mình cảm giác như thế có nghĩa là họ cũng không có nhiều hứng thú và (maybe) cũng sẽ đối đãi không tốt với mình. Đối đãi ở đây là thái độ trong công việc chứ mình không nói đến tiền bạc. Thật ra thì so sánh thế này cũng hơn khập khiễng, nhưng đây cũng hơi giống như flirting vậy. Khi hai người có cùng mục đích, đủ hứng thú, tin tưởng lẫn nhau và rõ ràng mọi thông tin thì mới làm việc được.
Bước 7 : Trong trường hợp cty nhận: Gửi thư cám ơn và có thể hỏi luôn bước tiếp theo là gì, ký kết giấy tờ ra sao. Bình thường tuỳ yêu cầu của trường mà mình cần ký 15 ngày trước khi làm stage. Khi được nhận mình cũng không vội vui quá (vui bình thường thôi) vì khi nào chắc chắn ký kết hết thì mình mới an tâm =))
Trường hợp của mình, cty yêu cầu mình phải take time và 24h sau mới được trả lời họ là nhận hay không nhận. Chả hiểu vì sao, chắc là nguyên tắc.
Trong trường hợp từ chối: Gửi thư cám ơn và gợi ý nhận xét từ phía công ty để có thể rút kinh nghiệm và cải thiện hơn ở những lần phỏng vấn sau. Trên lý thuyết là vậy nhưng có những nơi mình ghétmình giựn mình không gửi gì hết =)))
Tuy nhiên công ty to thì mình vẫn gửi vì we never know nếu 1 ngày cần đến nhau.
List to do cơ bản khi đi phỏng vấn:
- chuẩn bị sẵn các emails theo form chỉn chu để gửi cho người phỏng vấn, thay đổi linh hoạt theo từng tình huống và từng công ty nha.
- tìm hiểu về công ty, đặc biệt là về các missions mà mình sẽ làm trong thực tập này. Nếu được thì viết sẵn một số câu hỏi để thể hiện sự quan tâm.
Ví dụ: Có nguồn tin là cty A mà bạn pv đang tập trung phát triển business ở Mỹ, tại sao lại chọn Mỹ? ở Pháp gặp khó khăn gì? Hoặc khi đi pv 1 công ty truyền thông nào đó, khi đọc báo bạn thấy họ đang launch một campaign mới. Khi pv có thể hỏi là campaign đó hiệu quả tốt không, có vấn đề gì không? Hoặc mình cũng hay thích hỏi các câu hỏi về missions. Ví dụ: anh chị muốn em làm content về nội dung gì, anh chị có cibler khách hàng là đối tượng như thế nào chưa? Yêu cầu gì đặc biệt về deadline không …
Ngoài ra đối với các công ty to cũng hoàn toàn thoải mái khi hỏi về lương, lợi ích được hưởng khi đi làm (ăn uống, ticket restaurant, hỗ trợ đi lại, tập gym trong công ty…)
- chuẩn bị quần áo tác phong nghiêm túc, tóc gọn gàng, make đơn giản trẻ trung nhưng không kém phần thanh lịch =))
Nhìn chung thì tâm lý sẽ quyết định 50% sự thành công của bạn, 10% là may mắn và còn lại là sự chuẩn bị kỹ càng. Phải mất một thời gian thì mình mới có thể đỡ sợ đi 1 tí tì ti. Nhưng hãy cứ nghĩ đây hoàn toàn là vì lợi ích của cả hai. Mình không xin xỏ ai cái gì và họ cũng cần mình đó chứ. Nhiều khi chính là mình đi phỏng vấn để tìm công ty và vị trí phù hợp với khả năng của mình luôn nha =)) Ý là nếu cty không hay, mình cũng sẽ mất thời gian và sức lực. Nhưng một khi đã quyết thì sẽ dốc hết sức mà làm để những gì mình nói khi phỏng vấn không là nói suông cho vui ? Mà thật ra cũng như mối quan hệ yêu đương, không có ai là hoàn hảo cả, chỉ có những người phù hợp với mình trong những thời điểm khác nhau.
Chúc bạn may mắnnn, có té thì cũng phủi bụi rồi đứng dậy đi tiếp vững vàng hơn nhé !
Source: www.sheneverlies.wordpress.com