Dù bạn đi du học Vương Quốc Bỉ theo diện nào tự túc hoặc học bổng du học thì các vấn đề sau đây là những kinh nghiệm của các cựu du học sinh đều rất quý giá trước khi bạn lên đường cho 1 cuộc hành trình mới.
Cẩm nang du học Leuven- Vương Quốc Bỉ
Tất tần tật về cuộc sống ở Bỉ, trừ những chỗ dành riêng cho Leuven, còn lại các bạn có thể áp dụng chung nhé.
https://vinakul.wikispaces.com/Trang+ch%E1%BB%A7
- Giấy tờ
Tất cả các giấy tờ nên scan để lưu lại.Không cần copy ra nhiều bản vì khi làm các thủ tục bạn xuất trình bản gốc và họ thường sẽ photo cho bạn.
Các giấy tờ cần mang theo người:
- Hộ chiếu có visa: nên có bản copy trang tên và trang visa, giữ ở nơi thuận tiện để xuất trình khi cần thiết
- Admission letter (hoặc giấy mời nếu đi đoàn tụ hoặc thăm thân nhân)
- Chứng nhận học bổng (hoặc chứng minh tài chính nếu du học tự túc)
- Bằng cấp và bảng điểm: bản gốc và một số bản copy
- Ảnh thẻ hộ chiếu (nền trắng).Giấy tờ ở Bỉ dùng kích thước 3.5*4.5cm, tuy nhiên bạn cũng có thể mang ảnh 4*6 đến, họ thường có khuôn để cắt ảnh đúng kích thước họ cần.https://www.passportphotonow.com/Belgium_Passport_Photos.html.
- Bản scan tất cả các giấy tờ khác liên quan đến bạn như: quyết định cử đi học (sinh viên học bổng nhà nước), giấy kết hôn (công chứng dịch), tiêm chủng cho con (đối với người có gia đình,…), chứng minh thư, bằng lái xe ô tô,…
Tùy từng hãng máy bay mà khối lượng hành lý gửi và xách tay khác nhau (thường từ 20-30kg), bạn nên cân nhắc yếu tố này khi đăt vé. Các thông tin chi tiết về cân nặng, kích thước của hành lý gửi và hành lý xách tay đều có ở trên website của các hãng bay.
- Tiền: Cần sẵn tiền (1100-1500 euro) cho các việc sau:
- Thuê nhà: tiền thuê tháng đầu tiên + tiền đặt cọc (thường là 2 tháng). Phòng đơn 300euro/tháng * 3 tháng = 900 euro.
- Thuê (mua) xe đạp: khoảng 100 euro.
- Mua sắm các vật dụng cá nhân: khoảng 100 euro.
- Chỗ ở tạm thời (nếu không có chỗ ở nhờ hoặc chưa tìm được nhà): guest house (KULeuven) (khoảng 20 euro/1 đêm) (thường là sẽ có bạn cho ở nhờ)
- Nếu bạn có học bổng của BTC hay học bổng tự túc (mà đã đóng 1 cục cho international office), bạn sẽ được nhận ngay 1-2 tháng sinh hoạt phí ngay khi nhập học. Học bổng giáo sư cần phải mất 1 thời gian (1-2 tháng) khi bạn có thẻ ngân hàng thì mới nhận được tiền chuyển khoản.
- Nên để tiền ở 2 nơi để đề phòng mắt cắp.
- Điện thoại smart phone: cho nhu cầu gọi điện về nhà, bản đồ đi lại, check mail,… 1 số khu vực campus của trường có phủ sóng, 1 số hãng điện thoại có dung lượng 3G miễn phí (Mobile Vikings).
- Quần áo: nên mang đủ quần áo (đồ lót, tất-vớ) để thay trong ít nhất 1 tuần vì bên này sinh viên thường giặt 1 lần/tuần bằng máy ở ngoài quán (mỗi lượt hết 3 – 5 euro). Nếu cần thêm, có thể mua được với giá hợp lý (thậm chí là rẻ hơn so với ở Việt nam) vào các mùa sale tháng 1 và tháng 7.
- Thời tiết ở Leuven hay mưa (thường mưa phùn nhỏ, hiếm khi mưa to như mưa rào ở VN) nên khi mua áo khoác, nên mua loại có mũ trùm đầu, và chống thấm nước càng tốt.
- Nên mang theo 1 áo mưa (hữu ích khi đi xe đạp)
- Thuốc men: nên đem theo một vài loại thuốc thông thường như thuốc điều trị đau đầu (Panadol), cảm cúm, viêm họng, đau bụng (Berberin), đau cơ (Salonpas), chú ý mua thuốc còn hạn sử dụng dài dài 1 chút. Tuy nhiên không cần mang nhiều vì việc khám bệnh và mua thuốc ở Leuven khá tiện lợi và rẻ, và thuốc cũng chỉ có hạn sử dụng nhất định.
- 1 – 2 cái bút để điền mẫu giấy tờ (trên máy bay, tàu, đăng ký học)
- Kính thuốc: nếu bạn phải đeo kính, nên mang theo một vài cặp kính dự phòng vì giá kính bên này rất đắt. Ngoài ra, có thể mang theo bộ tuốc-nơ-vít nhỏ (nhiều đầu, nhiều kích cỡ) hay dao vạn năng, sẽ có ích trong việc chỉnh lại gọng kính và một vài việc vặt khác
- Dây cắm kéo dài (Lioa, loại dây to, nhiều chỗ cắm và cắm được cả phích cắm loại dẹt và tròn, cắm được cả loại 3 chân). Ở châu Âu dùng phích cắm tròn và thường là 3 chân, mà 1 số vật dụng ở VN thì lại có thể là đầu dẹt. Ví dụ:
- Đồ ăn: nên mang một vài gói mì tôm hay đồ ăn sẵn có thể để được lâu (mắm, ruốc) do khi mới sang có thể chưa đi chợ/nấu ăn được ngay hoặc chưa quen ăn đồ Tây.
- Router (phát wifi) và dây mạng, phòng ở đây đều có cổng cắm mạng, nhưng không có dây mạng. Nếu có router phát wifi cho laptop, tablet, smart phone sẽ rất hữu ích. 1 router mới ở đây khoảng 30 euro, đồ cũ khoảng 10 euro.
Đồ đạc CÓ THỂ mang theo
- Đồ bếp: Hầu hết các vật dùng và đồ ăn đều có thể mua được, bạn không cần lo lắng.
- Nồi cơm điện nếu có dự định nấu nướng (thường thì tất cả mọi người đều nấu do không hợp đồ ăn Tây và giá cả cũng đắt khi ăn ngoài). Nồi cơm điện cũng có bán ở Leuven (khoảng 40 euro ở siêu thị Exotic world)
- Dao sắc, kéo to sắc (để trong hành lí kí gửi).
- Gia vị: nên mang theo bột canh vì ở Bỉ không có.
- Một ổ khóa xe đạp tốt để khóa xe đạp sau này.
- Tông đơ cắt tóc: cắt tóc tiệm ở đây khá đắt (12–20 eur với nam, 30–50 eur với nữ), mọi người hay cắt tóc giúp nhau, bạn có thể mang theo bộ tông đơ để chủ động cắt tóc (đơn giản nhất là tự húi cua).
- Dép tổ ong huyền thoại
- Đồng phục đội bóng VinaKUL (với các bạn đá bóng), xem thêm mục “Thể thao”
- Văn phòng phẩm: nhu cầu dùng không nhiều, có thể mua được ở Bỉ với giá hợp lý, hoặc có sẵn trên lab
- Gia vị: các gia vị như hạt tiêu, ớt, sả… đều dễ dàng tìm thấy ở Leuven với giá bình dân.
- Bàn chải, kem đánh răng, đường, sữa, gạo…
Lưu ý: Một số đồ dùng bên này đắt hơn ở nhà (đồ điện tử, áo quần, giày dép), đặc biệt là những thứ Tây ít dùng. Do đó, nếu bạn quyết tâm mang theo rất nhiều đồ, có thể mua thêm một gói hành lý 23 kg với chi phí khoảng 50 USD với phần lớn các hãng máy bay.
———————————————————————————————————————
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ (http://sivibi.be/)
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.