Airfare Hacking – 5 cách để có vé máy bay rẻ !
Một lần nữa Cọp Mập đã quay lại với thêm 1 bài trong series những tips dành cho dân du lịch backpacker 😀 Lần này chúng ta sẽ nói về Vé máy bay giá rẻ – Cheap Airfare. Bên cạnh những đợt giá rẻ “0 đồng” mà các hãng tung ra ở thị trường Việt Nam, đòi hỏi người mua phải ngồi canh và chụp, giựt cho bằng được :D, thì vẫn còn rất nhiều vé giá rẻ (đến cực rẻ) nhưng nằm ở những nơi chưa ai khai phá 😉 Sau một thời gian làm việc cho nơi có thể nói là 1 trong những tập đoàn lớn nhất thế giới về giải pháp IT trong du lịch đặc biệt là hàng không, tiếp xúc hằng ngày với biết bao nhiêu là thứ liên quan tới vé máy bay, cách thức giá và cách thức bán, thấy được rất nhiều “mẹo” vé của các hãng, thì hôm nay mình sẽ tổng hợp lại những “mỏ vàng” dành cho những bạn đam mê du lịch nhưng không muốn đau đầu vì những thứ mang tên “vé máy bay” 😀 Mỗi tips sẽ áp dụng cho 1 trường hợp khác nhau.
1. Nơi bán khác nhau – Giá vé khác nhau
Ở đây không bàn đến việc sự chênh lệch giá vé ở những đại lý vé máy bay khác nhau. Sự chênh lệch này chính là giá vé cho cùng 1 chặng bay được bán từ những quốc gia khác nhau. Mỗi hãng hàng không luôn có những chính sách giá vé và hạng vé khác nhau trên cùng 1 chuyến bay. Điều đó có nghĩa bạn sẽ tìm được giá rẻ hơn cho chuyến bay mong muốn khi bạn mua vé từ 1 số quốc gia khác. Mình đã làm 1 test dưới đây cho chặng bay Paris – Istanbul, mọi thông tin đều giống nhau cho cả 3 điểm mua vé Pháp, Việt Nam và HongKong.
Sự chênh lệch giá vé trên cùng 1 chuyến bay giữa các quốc gia bán vé khác nhau.
Thật không thể tin nổi, dù Pháp được ưu tiên hơn trong chặng bay với việc xuất hiện gói Economy CLASSIC. Nhưng nếu chỉ tính riêng gói Economy FLEX. Thì giá vé đã có 1 sự chênh lệch thấy rõ cho cùng 1 hạng ghế: vé mua tại Pháp là €436 (tương đương $487), tại Việt Nam là $503 và tại HongKong là HKD 3210 (tương đương $414). Còn nói gì hơn khi bạn có thể tiết kiệm tới gần 20% giá vé khi mua vé cho chặng này từ HongKong.
Vấn đề là chúng ta thường sẽ không thể thấy được những giá này vì chính sách chống so sánh giá của các hãng hàng không. Một khi bạn dùng trình duyệt web và tìm vé, thông tin về việc tìm kiếm của bạn sẽ được hãng ghi nhận lại (với dân trong ngành thì đó là Cookies và IP) và cho dù bạn có thay đổi quốc gia trên trang web bán vé, thì vé cũng sẽ vẫn xuất hiện cùng 1 giá. Vậy thì ? Để đối phó với Cookies, bạn có thể dùng incognito tab (trình duyệt ẩn danh), Ctrl + Shift + N nếu bạn dùng Chrome. Đối với IP, bạn có thể chuyển IP của bạn bằng extension chrome miễn phí mang tên ZenMate. Lúc đó, bạn hoàn toàn vô hình với những chính sách của hãng bay 😉 Việc còn lại là tha hồ mà đi so sánh giá giữa các điểm bán 😀
ZenMate giúp bạn “bay” từ Pháp qua HongKong chỉ với 1 nút bấm
2. Kiểm tra giá vé theo thời gian với Google Flights
Có thể nói là tới tận bay giờ mình vẫn cực kỳ tin tưởng Google Flights cho việc tìm ra những giá vé đẹp nhất trong những chuyến bay của mình. Ngoài chức năng thể hiện giá vé của hàng ngàn điểm đến trên 1 bản đồ mà mình đã đề cập trong bài viết trước, thì Google Flights còn có chức năng cho biết phổ giá vé trong toàn bộ thời gian, lúc nào là rẻ nhất, lúc nào cao nhất, tracking giá vé của chuyến bay ưa thích.
Theo 1 thống kê của GETFLYR thì “In fact, the average fare goes up 28 times and down 25 times in the 180 days before departure.” (trung bình 1 giá vé sẽ tăng 28 lần và giảm 25 lần trong 180 ngày trước chuyến bay). Điều đó đồng nghĩa là không có giá vé nào là tăng hoài và cũng không có giá nào là giảm hoài. Quan trọng là bạn biết khi nào là thời điểm chấp nhận được để mua vé. Mà cũng có thể vì điểm này mà mình từng nghe có lời đồn rằng “Đặt vé lúc 3-4h sáng sẽ có vé rẻ hơn”. Điều này mình chưa thể xác minh, nhưng biết đâu bạn du học sinh đó check vé vào lúc airfare đã thay đổi trong ngày cũng nên.
Biểu giá theo ngày của Google flights cho mình biết chuyến bay Nice – Rome sẽ rẻ nhất là khoảng 66eurs (2 chiều) vào khoảng những ngày cuối tuần của tháng 9.
Với Google Flights, bạn có thể track giá vẻ của 1 chuyến bay nào đó. Google Flights sẽ gửi email thông báo cho bạn khi giá vé giảm 1 cách đáng chú ý. Điều này là rất phù hợp cho những bạn dự tính cho những chuyến đi còn xa, còn thời gian để quan sát và nắm lấy giá vé đẹp nhất.
Ví dụ mình đang track chuyến Nice – Madrid vì cảm thấy vé còn quá cao. Hên quá, tới nay thì vé đã giảm được …. 2 đồng …. =.=!
3. ITA Matrix search – Những đường bay ẩn.
Có thể bạn không biết, nhưng trong giới searching về vé máy bay thì bộ máy tìm kiếm do phòng lab của đại học MIT mang tên ITA Matrix Search hiện đang là 1 cỗ máy vô cùng powerful. Mình vô tình phát hiện ra ITA các đây không lâu và không ngạc nhiên gì khi biết Google Flights của Google đã mua lại ITA và trang bị ITA cho chính Google Flights. https://matrix.itasoftware.com/
Điểm đặc biệt ở ITA Matrix Search đó là khả năng tìm thấy những đường bay và những deal giá rẻ mà không 1 dịch vụ tìm kiếm nào thể hiện lên cho khách hàng (tính cho tới lúc này). Ngay cả Google dùng ITA cũng không thể hiện những chuyến bay đó (vì lý do thuật toán và tốc độ trả lời). Vấn đề khó khăn đối với ITA Matrix Search là bạn không thể đặt vé trực tiếp được từ đây và thời gian tìm kiếm của ẻm thì cực kỳ lâu (có khi lên đến 1 phút cho 1 đường bay). Giải pháp tạm thời là sau khi tìm thấy đường bay rẻ nhất (có thể nối chuyến từ nhiều hãng), bạn phải tự thân đi đặt những chặng đó trên những trang dịch vụ khác.
Trong lần update mới hôm nay thì ITA Matrix Search đang bị lỗi, nên các bạn không thể sử dụng ITA trên trình duyệt web. Thay vào đó, ITA Matrix Search có phiên bản dành cho smartphone mang tên là OnTheFly, hoặc được 1 số trang dịch vụ khai thác đó làhttps://www.hipmunk.com/ và http://www.kayak.com/flights (đây là lý do vì sao Kayak luôn có những gia rẻ nhất).
4. Hãy bay vào thứ 3 (và về lại vào ngày thứ 4) !
Trong phần này mình sẽ cung cấp 1 số thông tin thống kê có giá trị cho những bạn hay di chuyển bằng máy bay.
– Giá vé sẽ rẻ nhất vào ngày thứ 3. Vì vậy hãy chọn thứ 3 cho chuyến onbound, nếu thật sự bạn không phải bận tâm về thời gian.
– Thời gian mua vé khứ hồi cho 1 chuyến đi bất kỳ sẽ rẻ nhất trong khoảng 74 ngày trước chuyến bay.
– Những chặng bay có thời gian transit dài thường sẽ có giá mềm hơn.
– Những chuyến bay “very early” hoặc “Very late” luôn là những chuyến có giá hời nhất (nhưng không phải lúc nào cũng vậy).
– Bạn sẽ phải đối mặt với 1 giá vé tăng 39% giá khi bạn book trong khoảng dưới 3 tuần trước khi bay, và tặng thêm 14% nếu mua vé trong 2 tuần trước khi bay.
5. Skypicker – The new weird man
Lớn lên từ 1 start-up của Czech, Skypicker cho tới nay đã thu về 4 triệu USD chỉ sau chưa tới 1 năm tung ra. Điểm lạ của Skypicker là business model của ẻm. Bao nhiêu dịch vụ vé đang hướng tới việc đem lại những chuyến bay thoải mái cho khách hàng thì Skypicker có vẻ là 1 tấm áo vừa vặn cho dân Backpacker khi mà thuật toán của Skypicker là “tìm transit càng không liên quan càng tốt“. Vì 1 điều thú vị rằng, những chặng bay rời và không liên quan sẽ có giá vé rẻ hơn là giá của 1 chặng bay thẳng hoặc 1 stop-over.
Do đó sẽ chẳng có gì lạ nếu bạn bay từ Pháp về Việt Nam mà phải quá cảnh đâu đó ở 1 nơi phía bắc hoặc phía nam bán cầu. Đương nhiên điều đó không phải là quan ngại cho dân du lịch bụi khi mà chi phí luôn là điều đáng để cân đo.
Một điểm mình thấy tiếc là Skypicker không thực sự cho ra kết quả tốt đối với những đường bay cố định về mặt thời gian. Ngược lại, Skypicker cho ra những giá vé hết hồn nếu bạn thả trôi thời gian bay, đúng với slogan của Skypicker: Tiết kiệm lên tới 90% !!!
Dưới đây là 1 ví dụ khi mình thả tự do thời gian bay, bay từ nơi mình đang sống:
Rõ ràng là quá hết hồn mà 😀
Hoặc search cho chuyến bay về Sài Gòn:
Thật sự mà nói €570 cho 1 vé khứ hồi Pháp – Sài Gòn trong thời điểm mà ngay cả Google flights thấp nhất là €750 thì đây quả là 1 giá đáng thèm thuồng. Nhưng liệu bao nhiêu người sẵn sàng đổi từ 1 chuyến bay thẳng 12 tiếng sang 3 chuyến bay nối chuyến (Pháp – Tây Ban Nha – Singapore – Việt Nam) suốt gần 30 tiếng đồng hồ? Đúng là không bao giờ có gì là hoàn toàn miễn phí ;)) Thực sự xét về mặt ổn định thì Skypicker không thật sự là 1 chọn lựa tốt, dù đó cũng là 1 nguồn để tham khảo vé rẻ.
Lời kết
Bài viết trên đây là kinh nghiệm cũng như là những thực tế trong quá trình làm việc của mình. Hi vọng bài viết ngắn có thể giúp ích cho những bạn du học sinh đang băn khoăn về việc tìm kiếm những chiếc vé “thơm” cho chuyến đi sắp tới của mình. Còn giờ thì mình đi ngủ để ngày mai đi …. du lịch đây 😀
Theo kinh nghiệm chia sẻ của bạn Lê Minh Quốc
Nice – 150829